Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 02: Nhân Và Quả

02 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808

 

Qua nhiều năm, Paul Adams-Jutzkiewiez đã lưu lạc khắp thế giới, đi tìm ý nghĩa đích thực cho đời sống. Theo đuổi mục tiêu này qua nhiều quốc gia trên thế giới, ông đã trở thành một viên đá tầm thường cứ làm mãi theo định mệnh. Cho nên chẳng có gì để lấy làm lạ khi ông có thể nói rằng: “Tôi thích nghĩ về mình là một chuyên gia lang bạt: tôi đã thử hầu như bằng mọi cách khắp nước Mỹ và Âu châu”. Cuối cùng, “một điều gì đó chưa từng được nghe nói đến trong khi lang bạt đã xảy ra” – để đáp lại cho lời cầu nguyện chân thành đầu tiên của ông.

Trước khi chuyện ấy xảy ra, ông đã thu thập được một số từng trải rộng lớn và đa dạng về đời sống chỉ trong sáu năm ngắn ngủi, nhưng còn nhiều hơn cả phần đông chúng ta xoay sở cả đời. Tiếp sau thời gian học những năm đại học đầu tiên ở Newcastle – upon - Tyne và tại Luân đôn, Paul Adams-Juztkiewiez đã làm một chục nghề đủ đầu tư tại sáu quốc gia khác nhau. Ông đã tìm được thì giờ để hoàn tất bằng Thạc sĩ Khoa học về môi trường – cộng với các hoá học về sinh học, cứu thương của tổ chức Hồng thập tự, và tiếng Tây Ban Nha.

Ông nói rằng khi cuối cùng, ông tìm ra được chân lý về cuộc đời, thì nó đã đến với ông như một “tia chớp mạc khải” vậy. Đây là cách nói của ông: “Một khoá huấn luyện của một khoa học gia đã trang bị cho tôi để thông đạt cái chân lý tuyệt đối liên quan đến cuộc đời tôi – tất nhiên, là liên quan đến chính sự sống”.

Paul Adams-Jutzkiewiez ra đời tại Derby Anh quốc, năm 1951. Mẹ ông là người Anh, nhưng cha ông là người Ba-lan, đã từ Warsan đến Anh quốc năm 1940 cùng với Không lực Ba-lan tự do.

Ông tốt nghiệp Đại học hạng Danh dự về Tâm lý học tại Đại học đường Newcastle-upon-Tyne năm 1973, chuyên về cách hành sử của thú vật. Ông nhận được một Chứng chỉ giáo dục hậu đãi học của Đại học đường Luân Đôn năm 1974. Từ 1976 đến 1977, ông nghiên cứu hành vi của loài chồn sống trong thành phố tại Bristol và phụ trách một công trình nghiên cứu các môi trường nước sạch cho Hội đồng Quận Wigan, trong khi chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ Khoa học về các nguồn tài nguyên của môi trường sống tại Đại học đường Salford.

Các hoạt động khác của ông giữa những năm 1974 và 1980 khiến người đọc phải kinh ngạc. Ông từng làm y sĩ phụ tá và người dạy thú cho Vườn Thú Jacksonville ở Florida. Ông từng giúp tái định cư cho loài chim biển bị nhiễm dầu ở Brithamy, và công tác với tư cách một phụ tá phòng thí nghiệm về các khoa học về Biển tại Đại học đường Brest, bên Pháp. Ông làm phụ tá nhân một cuộc sưu tầm tàu biển bị chìm ngoài đại dương, hoạt động dọc theo duyên hải Ma-róc, và dạy đàn ghi-ta trong một trường công bên Thuỵ sĩ.

Trong hai năm thành công, ông nhận được giải thưởng Burroughs cho các công trình nghiên cứu cá nhân về sử ký tự nhiên. Là một nhà ngôn ngữ học có tài năng thiên bẩm, ông nói được tám ngôn ngữ khác nhau. Có biệt tài về âm nhạc, ông chơi được bốn nhạc khí khác nhau. Ông hoạt động tích cực về thể dục thể thao, là một người tài giỏi về các môn điền kinh, bơi lội, và các nghệ thuật quân sự.

Ông hiện là một giáo sư dạy khoa học tại Trường St. Vincent ở Gosport, Anh quốc.

Tôi là một giáo sư dạy khoa học của một trường Trung học. Lãnh vực mà tôi phụ trách rất rộng lớn – không phải vì tôi là một chuyên gia về cả một lô rộng lớn về các ngành học như thế. Không đâu, tôi vẫn còn phải làm những điều mà tôi đã luôn luôn thích làm. Tôi từng liên tục tìm kiếm và học hỏi về các sự kiện càng cập nhật hoá hơn; thế rồi tôi đã đánh giá và dạy lại chúng. Trên hết tất cả, thôi thích làm người phê bình. Nhưng tôi rất vui về công việc ấy, và số kinh nghiệm rất đa dạng của tôi chắc chắn là một ưu điểm.

Buổi bắt đầu của sự nghiệp khoa học của tôi đã được tác tạo do mối quan tâm chẳng bao giờ chịu thoả mãn của tôi đối với môn Sử ký tự nhiên. Năm mười hai tuổi, tôi đã đưa ra những câu hỏi mà các giáo sư về sinh học của tôi không trả lời được. Tôi cứ ngày càng tiến bộ hơn nhờ việc tự nghiên cứu thêm ở nhà. Tuy nhiên tài năng về nghệ thuật và tình yêu các ngôn ngữ của tôi đã đặt ra cho tôi một nan đề trong những năm sau đó: Khi lên đại học, tôi phải theo hướng nào đây? Cuối cùng, tôi đã chọn điều mà đối với tôi là cách chọn dễ dàng nhất: Khoa học. Nhưng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi các ngành nghệ thuật – đàn ghi-ta, kịch nghệ, hội hoạ và các ngôn ngữ – với số thì giờ riêng. Tôi thường tự nhận mình là một nhà khoa học do hoàn cảnh, vì có lẽ tôi cũng cùng được hạnh phúc y như thế nếu tôi tốt nghiệp đại học về một ngành nghệ thuật.

Việc tôi vào đại học tuỳ thuộc vào kết quả cuộc thi về sinh học, hoá học, và vật lý học. Nói cho thật, thì tôi chỉ vừa đủ điểm đậu mà thôi! Đến năm mười tám tuổi, tôi nhận thấy sức thúc đẩy của lối sống vội vàng hầu như là quá nhiều đối với tôi: bạn gái, tiệc tùng, và các trò vui của tuổi trẻ đã cướp lấy quyền ưu tiên đối với học hành của tôi.

Điều kỳ lạ là như thế này: Lời cầu nguyện mà tôi vẫn nhắc đi nhắc lại như con vẹt, đêm này tiếp sau đêm khác kể từ năm tôi lên mười, vẫn hiện rõ như điều bó buộc đối với tôi hằng đêm. Tôi luôn luôn cầu nguyện, xin được thành đạt cao ở bậc đại học, và tôi chưa hề thi trượt kể từ lúc ấy đến nay. Tuy nhiên, niềm tin của tôi vào Đức Chúa Trời từ thuở ấu thơ đã tồn tại thật khó khăn – điều còn lại chỉ là hơn sự mê tín tôn giáo một chút mà thôi.

Đến tháng Mười 1969, tôi bắt đầu các khoá học tại Đại học đường Newcastle-upon-Tyne ở phía Bắc nước Anh. Động vật học, sinh lý học và tâm lý học là những môn học đầy phấn khởi ở cấp Đại học. Tôi thậm chí còn tìm cách tạo được thế cân bằng giữa các môn học ấy với tất cả các “thú vui” khác mà đại học xá đem đến. Dạ hội, khiêu vũ và bạn gái vẫn được xếp hạng cao trong bảng liệt kê của tôi. Nhưng sau bốn năm nói cho đúng là sống vị kỷ của mình – kể cả nhiều lần du lịch sang Âu Châu và Hoa Kỳ – tôi thích tự nghĩ về mình như một chuyên gia sống lang bạt – tôi đã thu xếp để chiếm một bằng tốt nghiệp Đại học Danh dự về Tâm lý học.

Tôi tiếp tục để chiếm thêm một chứng chỉ giáo dục hậu đại học tại Đại học đường Luân Đôn và sau một năm dạy môn khoa học, tôi chuẩn bị thi bằng cao học Khoa học về môi trường học tại Đại học đường Salford.

Khoa học vốn do các định luật được định nghĩa rõ ràng thống trị. Một trong số đó là cái tiền đề rằng các nguyên lý cơ bản mà chúng ta khám phá ra sẽ luôn luôn đúng. Chúng ta chịu lệ thuộc một phần rất lớn vào các thí nghiệm có thể được lặp đi lặp lại. Chúng ta tiên đoán và do đó, khám phá được các định luật cố định của khoa học. Khoa học được căn cứ trên luật nhân quả. Tất cả các bài học của tôi ở trường đều đặt nền trên tiền đề này.

Trong Vật lý học, tất cả học sinh đều biết định luật đầu tiên về chuyển động của Newton: một vật vẫn cứ giữ tình trạng đứng yên hay chuyển động đều cho đến khi bị một lực khác tác động vào. Thí dụ này minh họa thật đẹp đẽ biết bao cho nguyên lý nhân quả của chúng ta: nếu bạn không đẩy chiếc xe điện của bạn, thì nó sẽ cứ bất động!

Trong hoá học, nguyên tắc này lại được minh học bằng thí dụ một lần nữa. Tôi chưa từng thấy có hiện tượng kết tủa cũng một dung dịch Nitrat bạc nếu không có sự hiện diện của một tác nhân là nguyên nhân như có i-on cơ-lo.

Các thí nghiệm vật lý học của chúng ta chứng minh thế nào hiệu ứng nhiệt của một dây dẫn điện là do sự kích thích của các phân tử tiềm nguyên tử (Sub-atomic: nhỏ hơn nguyên tử). Đồng thời với nhiệt lượng còn có năng lượng và ánh sáng toả ra nữa – lại cũng là luật nhân quả.

Như thế, các thí nghiệm khoa học của chúng ta cho thấy một thứ trật tự mà chính đời sống chúng ta phải lệ thuộc vào. Chúng ta có thể sẽ xảy ra nhiều lần. Và chúng ta không hề bị thất vọng. Phải nhiều thay đổi cũng có thể xảy ra nếu chúng ta thay đổi các điều kiện của bất kỳ một mối liên hệ nhân quả nào, nhưng phần khuôn mẫu và các dự đoán mà chúng ta khám phá ra vẫn bất biến. Càng suy gẫm về chân lý này, tôi càng thắc mắc đặt vấn đề về việc ứng dụng nó vào mọi lãnh vực của đời sống – và vào đời sống của tôi.

Cái trật tự thông minh đó bắt nguồn từ đâu? Trật tự có phải là một phần của đời sống tôi không? Phải chăng mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời tôi đều do luật nhân quả cai trị? Tôi ngạc nhiên tự hỏi chẳng hay tôn giáo có đưa ra được câu trả lời hay không. Bấy giờ, đối với tôi tôn giáo còn là một vấn đề bùa chú cấm kỵ mà thôi.

Với tôi thì Đức Chúa Trời chỉ là một cái tên gọi – chẳng có chi hơn. Các theo đuổi khoa học đã chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi cứ miệt mài làm việc, theo đuổi chính các mục tiêu vị kỷ và chẳng có gì xứng đáng đó. Hệ quả là những lạc thú ngắn ngủi, những phiền muộn dai dẳng, những mối liên hệ tan vỡ, thói vị kỷ, và cuối cùng là nỗi cô đơn hoàn toàn.

Tôi đã lang bạt khắp Âu Châu và các nước Bắc Âu trên nẻo đường cứ ngày càng xuống dốc. Trong tư tưởng của tôi chẳng có một dấu vết nào của sự lạc quan. Trong nỗi tuyệt vọng đó, tôi bắt đầu thắc mắc tự vấn về các niềm tin của riêng tôi và về cuộc đời mà tôi đang sống. Tôi biết mình cần được trợ giúp. Tôi bắt đầu, tự hỏi chẳng hay Đức Chúa Trời có thực hữu không – và nếu có Ngài thì chẳng hay Ngài có chịu giúp tôi làm một điều gì đó tốt hơn cho cuộc đời mình không. Tôi bị bắt buộc phải thú nhận rằng tôi đã trở thành người rất không khoa học – Tôi đã phủ nhận điều mà mình chưa hề đem ra để thử nghiệm! Tôi đã chối bỏ khả năng có Đức Chúa Trời mà chưa hề khảo xét các chứng cứ hiển nhiên.

Rồi một ý nghĩ bỗng nảy sinh trong tôi. Một năm trước đó, tôi nghe có một cộng đồng của những con người hay suy tư bên Thuỵ sĩ, tự xưng là đã tìm được một đức tin thoả đáng vào Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy có phần nào bị lôi kéo đến với khu vực gần Lausanne ấy.

Nhưng tôi thậm chí chẳng biết địa chỉ nữa. Tất cả những gì tôi biết là cái tên của nhóm người ấy – L’Abri, một danh từ tiếng Pháp có nghĩa là “Nơi Trú Ẩn” ám chỉ ngôi nhà rộng lớn do Giáo sư Francis Schaeffer làm chủ. Tại đó, các nhà trí thức thật lòng muốn tìm cầu chân lý có thể đi tìm nó, dưới quyền hướng dẫn của một triết gia Cơ Đốc gia nổi tiếng.

Tôi ngồi bên vệ đường dưới cơn mưa tầm tã – lạc lõng và cảm thấy mình như sắp hụt hơi. Tôi liền quyết định cầu nguyện, và đưa Đức Chúa Trời vào cuộc trắc nghiệm. Tôi đã thách thức Ngài: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu có Ngài tại đây, thì xin đưa con đến ‘Nơi Trú Ẩn’. Con xin đầu hàng”.

Tôi ngồi bên vệ đường dưới cơn mưa tầm tã – lạc lõng và cảm thấy mình như sắp hụt hơi. Tôi liền quyết định cầu nguyện, và đưa Đức Chúa Trời vào cuộc trắc nghiệm. Tôi đã thách thức Ngài: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu có Ngài tại đây, thì xin đưa con đến ‘Nơi Trú Ẩn’. Con xin đầu hàng”.

Chỉ trong ba phút, lời cầu nguyện của tôi đã được nhậm. Có một điều gì đó chưa từng được nghe trong đời sống một kẻ lang bạt đã xảy ra: một thiếu phụ trẻ dừng xe tại một nơi đỗ xe và gọi to: “Ông có cần đi đến một nơi nào đó không?”

Tôi vô cùng kinh ngạc, nhưng nhanh chong trấn tỉnh và bảo với bà ta nơi tôi muốn đến. Bà ta đã không đi ngay đến chỗ của mình, mà chở tôi đến đó – ở trên núi thay vì chạy xuống dốc – và cho tôi xuống ngay trước cửa vào Biệt thự “Nơi Trú Ẩn”. Thí nghiệm của tôi với Đức Chúa Trời đã được chứng minh là thành công!

Tại Nơi trú Ẩn tôi gặp một cộng đồng những con người thông minh, chịu suy tư mà cuộc đời đầy hấp dẫn của họ rõ ràng là do các mối liên hệ nhân quả. Nhưng đâu là nguyên nhân?

Đã chẳng có gì để tôi có thể suy luận theo phương pháp khoa học – đó là chính Đức Chúa Trời. Đám người này rất hạnh phúc. Sự thành công trong đời sống của họ là điều không thể chối cãi được. Thoạt đầu, tôi đã không chịu tin rằng Đức Chúa Trời lại có thể là nguồn gốc của sự thành công của họ.

Nhưng rồi cũng đến ngày tôi phải thú nhận lúc ấy mình đã không khoa học như thế nào: Tôi đã phủ nhận điều mà mình chưa thử nghiệm thật đến nơi đến chốn. Trong khoa học có một định luật cơ bản là: “Nếu bạn chưa thử nghiệm một điều gì, thì bạn không thể loại bỏ nó!”

Trong khoa học có một định luật cơ bản là: “Nếu bạn chưa thử nghiệm một điều gì, thì bạn không thể loại bỏ nó!”

Nhớ lại lời cầu nguyện đã được nhậm của tôi trên con đường đến Nơi Trú Ẩn, tôi đã quyết định cầu nguyện một lần nữa. Và một lần nữa, lời cầu nguyện đơn giản của tôi đã được nhậm. Tôi lại cầu nguyện nữa, và từ từ chính sinh hoạt hằng ngày của tôi đã trả lời cho một số nguyên nhân mà tôi không thể nào hiểu nổi. Thánh Kinh cho tôi những giải đáp cho các vấn đề của đời sống tôi. Làm việc theo ý riêng đã gây ra cho tôi đủ thứ hậu quả tiêu cực mà tôi đang phải bỏ chạy.

Cho nên, tôi đã lần lần đặt hết mọi vấn đề của tôi trước mặt Đức Chúa Trời mà tôi không biết, và từng lời giải đáp một đã đến với tôi. Tôi cầu nguyện, xin được trở về Anh quốc, thì nhận được một cú điện thoại của một người mà tôi đã cắt đứt không còn liên hệ nữa yêu cầu tôi trở về. Tôi không có tiền, nhưng chỉ trong vòng hai tuần lễ, tôi được những người lạ cho tôi chỗ dạy học và cho tiền. Tôi cầu nguyện xin được thông cảm, thì chỉ sau hai ngày về đến nhà, tôi đã có thể thu xếp để cử hành hôn lễ. Tôi đã cầu nguyện cho các bạn thân, và chỉ trong vòng một tuần lễ, một người bạn là doanh nhân đã vượt được một bước ngoặt diệu kỳ, khiến mọi sự đều trở thành tốt hơn.

Cho nên tôi đã trở thành một người tin vào một Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện và vẫn chăm lo săn sóc, cung cấp cho tôi. Tôi không luôn luôn hiểu rõ các lý do của Ngài, nhưng giờ đây, cuộc đời tôi khả dĩ có thể nói là rất đáng sống, đáng thụ hưởng. Tôi đã có chủ đích và có hướng đi. Tôi đã thành công nhờ áp dụng luật nhân quả của Đức Chúa Trời. Ngài đã sắp xếp mọi sự thật có trật tự, và tôi sẽ rất dại dột – chứ chưa nói là rất không khoa học – nếu không chịu đưa Ngài vào trong đời sống của tôi.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 1054 guests and no members online

Your Language