Đá Kim Cương - Lisa Bevere

03b. Bất Biến Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

03b. Bất Biến Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Ta Tự Hữu

Phần tiếp của câu Kinh Thánh tôi giải bày là nhóm từ “Ta là”, mà thực ra nó là một câu đầy đủ. Và chính câu này trả lời nhiều thắc mắc mà con người chúng ta hay nêu ra. “Đức Chúa Trời, Ngài có thật không?” Ngài đáp, “Ta hiện hữu.” “Ngài có quan tâm điều này không?”

DaKimCuong 1262x981

Lần nữa Ngài trấn an chúng ta, “Ta quan tâm.”

Ngài đồng thời có trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta như là “Đấng hiện hữu.”

Ngài đã thành tín vì Ngài hiện thành tín. Ngài sẽ thành tín vì Ngài trước đây đã từng thành tín. Vì Ngài là Đấng tự hữu.

Khi tôi viết sách Không Có Đối Thủ, tôi bị choáng ngợp bởi khái niệm về một Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng tự hữu vĩ đại. Trong một thời đại mà quá nhiều người bị ám ảnh bởi việc phát hiện ra họ là ai, thì rất dễ chịu cho tất cả chúng ta học biết rằng chúng ta khám phá ra nhân tính của chúng ta trong Đấng đã có, hiện có và còn đến. Danh tính của chúng ta giống như của báu chôn giấu sâu trong Ngài. Chúng ta khám phá ra chúng ta là ai trong ánh sáng của khải thị về Đấng mà chúng ta thuộc về.

Tôi là con cái của Đấng tự hữu.

Bạn là con cái của Đấng tự hữu.

Chúa giới thiệu chính Ngài cho Môi-se như là “Đấng tự hữu hằng hữu” (Xuất 3:14). Hay nói cách khác, “Ta là sự hiện thân của tất cả con người Ta, không phải một phần, không mất tí nào.”

Bản dịch Kinh Thánh Diễn Ý dịch “Ta là Đấng tự hữu hằng hữu” (Xuất 3:14). Đức Chúa Trời hiện hữu vì Ngài hiện hữu. Tôi hiện hữu vì Ngài hiện hữu. Vì Ngài hiện hữu nên Ngài không bất ngờ. Chúa hiện ra cho Môi-se vì Ngài nghe tiếng kêu cầu của một thế hệ bị nô lệ và áp bức tàn nhẫn tại Ai-cập. Vì Ngài nhận thức nên Ngài can dự vào.

Ta đã chăm nom các con và đã thấy rõ cảnh huống các con đang chịu đựng trong xứ Ai-cập. Ta đã hứa đem các con ra khỏi cảnh khốn cùng ở Ai-cập và đem các con vào đất của các dân Ca-na-an, Hê-tít, A-mô-rít, Phê-rê-sít, Hê-vít và Giê-bu-sít, là đất tuôn tràn sữa và mật ong.’ (Xuất 3:16-17)

Khi tôi đọc và suy gẫm về Đức Chúa Trời Đấng tự hữu, tôi thấy ba điều:

Chúa thấy, Chúa biết và Chúa phản ứng. Ba điểm này nói lên, “Tôi nhận thức.” Tôi không biết bạn hiện tại thế nào, nhưng ngay chính lúc này, Đấng tự hữu nhìn thấy bạn, biết chuyện gì đã xãy ra, và hứa sẽ giải cứu bạn khỏi hoạn nạn lẫn xiềng xích của bạn.

Ngài là tất cả. Ngài là khởi đầu và kết thúc nhưng Ngài lại không có khởi đầu hay kết thúc. Ngài bao trùm hết mọi mẫu tự từ alpha đến omega nhưng không thể mô tả hết dù có dùng bao nhiều từ ngữ mà văn tự chữ nghĩa tạo ra. Ngài là Đấng tự hữu. Đức Chúa Trời là lí do cho mọi lí do.

Mọi tạo vật đều ra từ Đấng Tạo Hóa. Vì Ngài là .. . Đấng tự hữu. Vì Ngài tự hữu nên bạn hiện hữu. Đấng Tạo Hóa là nguồn gốc của bạn và tác giả cuối cùng của danh tính chúng ta. Điều này có nghĩa là không ai có thể cướp đi danh tính đã được giấu kín trong Ngài. Trong Đấng Christ, Đá kim cương của chúng ta, chúng ta thuộc về Ngài, không bởi quyền lợi mà chúng ta được sinh ra mà bởi ân ban kì diệu và quyền được tái sanh của chúng ta.

Phần kế tiếp trong câu này nổi bật đối với tôi đó là “Chúa.”

Thuật ngữ này được gói trong sự hùng vĩ của Đấng tự hữu, nhưng trong “Chúa, Đấng Chí Cao.” (Thi 7:17) Nó cũng là thuật ngữ được dùng liên hệ đến Yahweh, một danh xưng quá thánh khiết đến độ những người Do thái cho là quá thánh nên không dám nói ra. Danh xưng thánh khiết và cao cả này là danh tính của Ngài được gói trong lòng trắc ẩn và tình thương của Ngài.

Tôi biết ơn là Chúa của muôn loài, Đấng cao cả và thánh khiết, vừa có lòng trắc ẩn vừa đầy lòng thương xót. Chuyện gì xảy ra nếu Đấng có uy quyền rất hời hợt, một tên độc tài thì sao? Sự thật thì, vì Chúa là Chúa của muôn loài, Ngài xứng đáng có tất cả những gì của tôi. Vì Ngài thương xót va trắc ẩn, Ngài hiểu rằng đối với mỗi người trong chúng ta cuộc đời là một hành trình.

Khi chúng ta đầu phục tất cả cho Ngài là Chúa, cuộc đời chúng ta được mở rộng nhờ sự cai trị của Ngài. Trong Ngài, chúng ta không thành ra kém hơn; trái lại, chúng ta được tự do nhiều hơn để trở thành người mà Ngài tạo dựng chúng ta. Thật khó cho chúng ta khi nghĩ ra cách dùng từ Chúa bên ngoài phạm vi kinh nghiệm của chúng ta với hệ thống cấp bậc của con người. Chúng ta biết những ông chủ dưới đất lợi dụng vị trí quyền lực và thẩm quyền của họ để trục lợi. Suốt dòng lịch sử con người, các vị lãnh chúa tàn bạo đã lợi dụng các thần dân dưới quyền mình. Chúa Giê-su cảnh cáo các môn đồ Ngài về chuyện lạm quyền này trong Ma thi ơ 20:25-28:

Nhưng Đức Giê-su gọi các môn đệ lại bảo: “Các con biết rằng những kẻ cai trị ngoại quốc thống trị dân mình, những người quyền cao chức lớn lấy quyền hành trị dân. Nhưng trong vòng các con thì không nên như thế. Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ cho các con; ai muốn đứng đầu trong các con phải làm nô lệ cho các con. Cũng thế, Con Người không phải đến để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình cứu chuộc nhiều người.”

Quyền cai trị của Chúa Giê-su nâng chúng ta nên thay vì hạ bệ chúng ta xuống. Mọi khía cạnh của cuộc đời Chúa Giê-su đều phục vụ và trá giá để mua chuộc chúng ta.

Chúa chúng ta bị lột trần để chúng ta được che đậy.

Chúa Giê-su phải khoan nhượng để chúng ta nhận được điều đã hứa.

Chúa chúng ta bị phản bội để chúng ta được bảo vệ.

Chúa Giê-su được sống lại từ kẻ chết để chúng ta cũng được sống lại.

Phần tiếp theo của nhóm từ mà tôi xem xét là “Đức Chúa Trời ngươi.”

Tôi không biết chắc tại sao tôi nghe “Đức Chúa Trời ngươi” trong tâm linh tôi thay vì “Đức Chúa Trời của bạn.” Có lẽ là do tôi hay đọc lẫm nhẫm lời “Lạy Cha chúng con” nhiều lần trong cuộc đời tôi. Hay có thể là nó là cái gật đầu vô số lần cho lời tuyên bố này.

Cách dùng từ Đức Chúa Trời ám chỉ đến Elohim, Đấng Tạo Hóa, Đấng phán xét và là Chiến Binh. Sự thật thì Ngài không trở thành Đức Chúa Trời khi tôi nhìn nhận Ngài như thế. Ngài luôn luôn là Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa của tôi. Ngài không cần sự nhìn nhận của tôi để rồi mới biết tôi. Ngài biết tôi trước đó và biết tôi bây giờ hơn là tôi biết chính tôi. Ngài thêu dệt tôi ở nơi kín và tán tỉnh tôi ở nơi bí mật. Là Đấng phán xét của tôi, Ngài đã làm tôi trắng án và xóa hết tội lỗi của tôi. Thi thiên 103:10-12 nói:

Ngài không đối xử với chúng ta theo như tội lỗi chúng ta vi phạm; Ngài không báo trả chúng ta theo như gian ác chúng ta đã làm. Vì trời cao hơn đất bao nhiêu thì tình yêu thương của Ngài cũng lớn bấy nhiêu cho những người kính sợ Ngài.

Phương đông xa cách phương tây thể nào thì Ngài cũng loại bỏ các vi phạm của chúng ta xa thể ấy.

Tình yêu của Chúa thật bao la và không dời đổi, không thể hiểu thấu và vô tận. Đây là điều dẫn tôi đến trực tiếp với nhóm chữ cuối cùng mà tôi nghe: “Ta không thay đổi.”

Giống như Đức Chúa Trời là vững chãi trong tình yêu thì Ngài cũng vững chãi trong sự thương xót. Ngài thề bởi bản chất không dời đổi của Ngài thay vì bởi bản chất hay đổi dời của chúng ta. Trong Thi thiên 103:17, chúng ta đọc thể nào tình yêu Ngài được hứa cho những ai kính sợ Ngài. Chúa không tìm kiếm sự hoàn hảo, vì bên ngoài Chúa Giê-su, là Đá góc nhà vững chãi của chúng ta, không có ai là vô tội cả! Nhưng Ngài tìm kiếm những con người kính sợ Ngài. Tại sao? Vậy kính sợ Chúa có nghĩa là gì trong một thời đại bất kính và “cá mè một lứa” này?

Có một cách chúng ta kính sợ Chúa là lìa bỏ tội lỗi. Trong Châm ngôn 3:7, chúng ta đọc, “Chớ khôn ngoan theo mắt mình, hãy kính sợ Chúa và lìa bỏ điều ác.” Bản Dịch Diễn Ý nói cách này: “Vì khôn ngoan đến khi bạn tôn thờ Ngài với lòng tận hiến sắt son và tránh mọi thứ nào sai trái.”

Khi chúng ta kết hợp những ý nghĩa được tìm thấy trong hai sự giải nghĩa trong cùng một câu, chúng ta kết luận rằng khi chúng ta trông chờ nơi Ngài trong niềm tôn kính và phát huy sự kinh ngạc, chúng ta sẽ quay khỏi mọi điều gian ác và sai quấy. Sự kì diệu của Đấng không thay đổi sẽ đổi thay chúng ta.

Vì Ngài yêu thương, Ngài chăm sóc. Vì Ngài chăm sóc nên Ngài bất biến.

Lạy Cha Thiên Thượng,

Ngài là thành tín và yêu thương ngay cả khi con run sợ và thất tín. Con cầu nguyện rằng ngay trong một thế giới thay đổi như chóng chóng này, con sẽ biết Ngài là Đấng bất biến của con. Hãy thay đổi con để phản ánh bản chất vững vàng và tình yêu bền vững của Ngài. Trong một thế giới không nhất quán, con muốn luôn nhất quán.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 6284 guests and no members online

Your Language