Đá Kim Cương - Lisa Bevere

05a. Yêu Mến Đá Kim Cương - Lisa Bevere

05a. Yêu Mến Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng biến một kẻ thù thành bạn hữu. Martin Luther King

Tôi muốn chia sẻ với bạn một câu chuyện lột tả cả tình yêu thân mật lẫn sự chăm sóc liên tục của Chúa Cha.

Mới đây tôi đến nước I-rắc. Tôi được mời để giảng tại một sự kiện ở Dubai và quyết định đây là cơ hội lý tưởng để thăm một chức vụ có tên Preemptive Love.

Ngày đầu tiên của tôi đến đó, tôi theo chân Jessica and Jeremy Courtney khi họ thăm một số người tị nạn mà họ giúp những người tái thiết cuộc sống sau khi ISIS đã đuổi họ đi. Vì tôi không nói tiếng A-rập hay thổ ngữ người Kurd, điều duy nhất tôi làm là quan sát và lắng nghe khi Jessica nói chuyện với các chị em và gia đình mà cô giúp làm công việc sản xuất xà phòng.

DaKimCuong 1262x981

Tôi vẫn còn nhớ phản ứng của những con người đáng yêu này. Mặt họ sáng ra khi họ gặp Jessica. Về nhiều mức độ, cô ta tiêu biểu cho niềm hy vọng; cô ta là người tin tưởng họ. Họ chào cô rất nồng nhiệt và họ muốn chia sẻ với cô bất kì thức ăn và thức uống nào. Nhà của họ là những cái trại dù, cái công-tăng-nơ, những chiếc xe tải bị bỏ. Vào buổi tối cuối cùng, chúng tôi nhóm được 14 người tá túc trong một cái xe kéo nhỏ. Mấy đứa nhỏ chạy ra chào Jessica và vây quanh cô, thực hành tiếng Anh để gây ấn tượng với cô.

Tôi không làm gì ngoại trừ để ý một cháu gái cứ quây quần, mặt cháu ngoảnh lại. Khi Jessica ngồi xuống, các cháu gái tụ tập lại khi cô nói chuyện với các phụ nữ tị nạn và với một vài đàn ông. Nhưng cháu gái này thì để riêng ra. Tôi biết được rằng ISIS đã giết chết cha của cháu, mẹ cháu ở rất xa. Tôi cảm thấy được kéo đến cháu. Tôi hỏi thăm Jessica về câu chuyện của cháu và biết được rằng cháu đã mất một mắt do bị bệnh. Lòng tôi quặn thắt. Tôi hỏi Jessica nếu được cô mời một cháu gái lại để dịch cho tôi. Tôi đoán cháu này không tới 7 tuổi. Cháu đến ngay, làm theo lời khuyên và sự khích lệ của mọi người có mặt.

Tôi bế cháu lên đùi, nhận thức là có thể cháu hơi sợ vì bị một người lại kéo ra riêng.

Nhưng Sarah và tôi có nhiều điểm tương đồng mà cháu không biết.

Tôi kể Sarah tôi cũng mất một con mắt do bị bệnh khi tôi năm tuổi. Cháu quay sang nhìn tôi chằm chằm, tìm hiểu xem những lời tôi nói có thật không. Sau đó cháu liếc nhìn qua khuôn mặt của những người có mặt ở đó. Tôi thắc mắc không biết cháu có hàm ý, “Mình đã tìm được ai đó thông cảm.”

Tôi lấy cái iPad trong ví. Tôi cho Sarah xem hình gia đình tôi với khi tôi thì thầm vào tai cháu những lời mà Jessica tử tế để dịch lại.

“Sarah, cháu có thể ước mơ. Sarah, cháu có thể lập gia đình. Sarah cháu có thể làm mọi sự Chúa đặt trong lòng cháu.”

Tôi muốn cháu biết rằng việc mất một con mắt không đồng nghĩa với việc mất một cuộc đời.

Nói cho cùng, cháu đã trải qua, có lẽ việc mất một con mắt là chuyện nhỏ. Nhưng tôi không muốn giới hạn và định hình cháu.

Jessica cũng không biết tôi mất một con mắt. Cô giải thích rằng rất khó để giữ cho con mắt Sarah sạch được. Con mắt giả sẽ bị mờ khi dính bụi. Tôi nhẹ nhàng nhắm mi mắt cháu lại. Nhưng không thể làm được. Con mắt giả này được làm cho người lớn và nó quá cỡ nên làm cháu không thể nhắm được. Jessica giải thích rằng hai cô cháu đã gặp nhiều rắc rối để giữ con mắt này cho cháu. Nó là con mắt giả tốt nhất mà họ tìm thấy tại I-rắc.

Tôi nắm tay Sarah khi chúng tôi quay về ô tô.

Cả hai chúng tôi đều im lặng.

Đêm đó tôi nằm không ngủ tại căn hộ của gia đình Courtney, tôi nghĩ về cháu. Tôi không hề biết nỗi đau mất cha bởi một cái chết rất tàn bạo hay không biết nỗi đau phải bọ lại phía sau mình tất cả. Tôi không thể làm gì với những gì đã xảy ra, nhưng tôi có thể làm việc gì đó về con mắt của cháu.

Vài tháng trôi qua thì tôi biết rằng Jessica đến Mỹ. Tôi liên lạc và phát hiện ra chúng tôi cùng nhau dự sự kiện tại California. Người làm mắt giả cho tôi tại Colorado Springs, Mitchell Mayo, tình cờ làm việc với mấy trẻ em người Yazidi và biết chính xác màu mắt của chúng. Anh rất vui để giúp và cung cấp cho tôi nhiều con mắt giả đủ cỡ kích cho Sarah.

Jessica và tôi liên lạc nhau tại California, nơi ghi lại lời chào của tôi cho Sarah mà Jessica sẽ thông dịch sau.

Chiều hôm đó Jessica tham giả diễn đàn. Tôi lắng nghe và khóc khi cô chia sẻ thể nào chuyến viếng thăm của tôi đã đụng chạm Sarah. Qua việc lắng nghe bé gái này, tôi đã nâng cháu thành một công chúa.

Có phải Chúa của chúng ta cũng giống như vậy không? Ngài chọn riêng những người mà không muốn người khác thấy và mang lại niềm hy vọng để ước mơ.

Jessica trở lại I-rắc mang theo con mắt giả cho Sarah. Tôi ghi ra đây chính những lời của Jessica từ Instagram kể câu chuyện về món quà con mắt giả đã tác động cuộc đời Sarah như thế nào:

Sarah quan sát khi Lisa kể cho cháu nghe rằng cháu sẽ không bị quên lãng đâu, cháu rất đẹp, cháu có thể làm bất cứ việc gì và làm mọi thứ cháu muốn, và Chúa rất yêu thương cháu! Khi tôi dịch thông điệp cho cháu, cháu khóc và tôi thắc mắc có bao nhiêu lần cháu được khích lệ mình là đẹp đẽ, dễ thương, không bị lãng quên và được người ta biết đến.

Sau đó Jessica đăng tấm hình về người mẹ của Sarah đang thay con mắt của cháu để gắn con mắt mới. Gia đình quây quần xung quanh, chờ xem chuyện gì xảy ra. Chú của cháu kể về tình yêu và sự chăm sóc họ chia sẻ cho nhau. Gì của cháu không kìm được sự phấn khởi về sự khác biệt mà việc thay mắt giả này mang lại. Bức tranh cuối cùng lột tả toàn bộ câu chuyện: Sarah mang một khối u, Sarah làm mắt giả tại tại I-rắc, Sarah có con mắt mới, và Sarah được quây quần với gia đình và bạn bè. Đây là cuộc đối thoại của Jessica mô tả về sự thay đổi:

Tôi ước ao bạn thấy được sự đổi khác nơi cháu bé gái này, cách mà cháu ngẩng cao đầu lên và không còn nhút nhác như trong bức hình trước đây. Hôm qua cháu bắt chuyện khi chúng tôi ăn trưa cùng nhau, và tôi không nhận ra vì thái độ của cháu hoàn toàn đổi khác. Tình yêu thay đổi mọi thứ, thay đổi cháu bé gái này và thay đổi cả cộng đồng.

Lòng tốt của Chúa là bất biến và tình yêu Ngài còn đến đời đời. Tôi khiêm nhu nhìn nhận rằng Chúa cho phép tôi thăm nước I-rắc nếu chỉ để gặp cháu bé mất một con mắt này vì bị khối u như tôi để cháu có thể biết tình yêu của Chúa.

Khuôn Mẫu Của Tình Yêu

Nói rằng mẹ tôi và tôi có những thử thách trong mối quan hệ là không quá đáng. Theo trí nhớ của tôi, có những căng thẳng liên tục giữa hai mẹ con tôi. Trên 10 năm, mỗi khi tôi gọi cho bà, cuộc nói chuyện sẽ sớm kết thúc mà hai bên không hiểu gì hết. Ngay cả bây giờ tôi còn nhớ những lời to tiếng qua lại giữa hai mẹ con tôi.

Những gì tôi nhớ là những lời tôi không nói.

Tôi ước ao gì tôi quan tâm hơn một tí lúc đó để chứng tỏ và nói cho bà biết tôi yêu mến bà. Khi nói đến sự biểu lộ tình yêu, mẹ tôi và tôi nói những ngôn ngữ khác, chẳng khác nào như một người nói tiếng Ý và một người nói tiếng Anh. Buồn thay, vào tháng cuối đời của bà, tôi cũng nói được tất cả những lời tôi ước ao nói. Tôi nói với bà là tôi thương bà. Tôi xin bà tha thứ cho bất cứ điều phiền muộn nào hoặc lớn hoặc nhỏ. Tôi ở bên cạnh giường bệnh với bà, cẩn thận không đụng đến bình truyền nước biển và dây nhợ quấn quanh bà. Bà dựa vào tôi và thì thầm lời tha thứ. Đó là lúc hai mẹ con tôi gần gũi. Cả hai chúng tôi đều khóc, quá xúc động vì biết rằng hai mẹ con không còn nhiều thời gian để sống yêu thương ở cõi đời này. Chưa đầy một tháng bà đã qua đời.

Lời hứa về cõi đời đời đã làm dịu đi thực tại đau đớn này. Ngay cả một người khó thay đổi nhất cũng thấy hối tiếc. Trong quá khứ, tôi phản ứng với những lời buộc tội và bực mình bằng cách đổ lỗi hay bào chữa. Nhưng trong những năm sau này, tôi học được một cách tiếp cận khác và đôi khi rất khó khăn: tôi chấp nhận lỗi lầm của mình. Lúc đầu chuyện này rất đau đớn vì nó đau nhói trong lòng. Dẫu vậy, tôi dũng cảm làm chuyện này. Tôi hứa là làm thế sẽ cứu bạn rất nhiều điều tổn thương không cần thiết xét về lâu về dài.

Sự thật thì tôi đáng lẽ ra yêu thương mẹ tôi sớm hơn thế. Tôi phải là người yêu thương bà thì mới phải nhưng lúc đó tôi lại không làm thế. Đành rằng tôi không thể thay đổi quá khứ, tôi chọn tiến về phía trước với những quyết định rõ ràng. Tôi có thể cảm thấy buồn và nỗi buồn đó vẫn cứ ở với tôi, hoặc tôi có thể biến những lỗi lầm đó thành bài học cho người khác. Bạn thấy đó, một khi bạn chấp nhận lỗi lầm, nó không còn vướng bận với bạn. Hãy học bài học của tôi. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc về những lời tử tế, nồng hậu hay hành xử rộng lượng, nhưng bạn sẽ tiếc rằng bạn không hề trao ban tình yêu thương cho những người thân yêu của mình.

Hỡi độc giả thân mến, hãy yêu hết lòng thì bạn sẽ sống tốt đẹp. Tình yêu là tác nhân biến đổi. Cha Thiên Thượng, Đấng vững chãi trong tình yêu Ngài dành cho chúng ta, cũng cương quyết rằng chúng ta phải yêu thương nhau. Có rất nhiều người mà bây giờ chúng ta gọi là kẻ thù thật ra là những người đang bị tổn thương mà rất cần được yêu thương. Là môn đồ của Chúa, chúng ta không thể chọn không yêu thương họ. Yêu thương nhau là một mạng lệnh chứ không phải là lời đề nghị: “Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi.” (Gi 15:12)

Năm lời này đầy thách thức : “Như Ta đã yêu con.” Chúa Giê-su là mẫu mực cho chúng ta.

Tôi mắc phải lỗi lầm là yêu thương mẹ tôi để đáp lại khuôn mẫu mà bà đã yêu thương tôi. Phần lớn cuộc đời tôi, mẹ tôi và tôi không hợp nhau tí nào, dường như cả hai chúng tôi mỗi người mỗi hướng. Một năm trước khi bà qua đời, bà nói với tôi rằng sự căng thẳng giữa mẹ con tôi không phải là lỗi của tôi. Bà giải thích rằng chỉ đơn giản là bà không có ràng buộc gì với tôi. Những lời của bà gây tổn thương thật, dù tôi tin bà nói thế để trấn an tôi. Tôi nghĩ bà hy vọng rằng nói thế sẽ phóng thích tôi.

Bây giờ tôi biết rằng thiếu đi sự ràng buộc về phương diện con người không quan trọng. Chúng ta đều được ràng buộc trong Đấng Christ.

Chuyện sẽ đổi khác thế nào nếu tôi đã yêu như Chúa Giê-su yêu tôi.

Làm theo mẫu mực này thì có nghĩa là gì? Để trả lời, tôi sẽ quay trở lại thời học trung học. Lúc đó chúng tôi được yêu cầu phải làm bài tập về nhà về môn nữ công gia chánh, trong đó có việc may vá. Chúng tôi phải may theo đúng mẫu đã cho và phải dùng chỉ và kim như chỉ dẫn. Có nghĩa là bạn phải may vá làm sao đúng như mẫu vải đã giao.

Sau này khi tôi tự tay may vá, tôi đọc những chỉ dẫn và nghiên cứu kĩ những đường nét. Tôi muốn xong nhanh, tôi lại bỏ qua khâu làm chỉ nổi. Ai mà thông minh thì biết chuyện gì xảy ra. Áo quần may xong lúc đầu trông rất đẹp nhưng sau đó một thời gian nó giãn ra và dễ rách. Trong tình yêu cũng như trong may vá, không có con đường tắt . . . chúng ta được dạy phải làm theo khuôn mẫu.

Khi liên quan đến việc yêu thương người khác, rất nhiều người trong chúng ta không xong khâu may vá vì chúng ta không muốn để thời gian cần thiết để chuẩn bị loại vải nào cho mối quan hệ của chúng ta. Chúng ta khâu lại và làm cho nó trông có vẻ là liền chỉ bên ngoài, nhưng bên trong thì chỉ và vải không dính vào nhau. Muốn tìm con đường tắt, chúng ta tìm ra những lời bào chữa, như “Tôi không có yêu thương giỏi. Tôi không sinh ra trong gia đình đạo Chúa.”

Hãy yêu cách mà Chúa Giê-su yêu bạn. Điều này có thể hơi mơ hồ đôi lúc. Thật khó để tìm một gương Kinh Thánh cụ thể nào cho hành trình mỗi ngày của chúng ta. Đây là những gì tôi học được: Tôi sẽ không bao giờ sai lầm nếu tôi yêu thương người khác cách mà tôi muốn họ thương yêu tôi.

Chúng ta không giới hạn trong cách cách mà cha mẹ chúng ta đã yêu thương chúng ta. Đây là tin mừng. Nói tóm lại, họ không phải là tấm gương về cách nào để yêu thương. Chúa Giê-su mới là khuôn mẫu. Và tấm gương của Ngài là dành cho tất cả chúng ta để noi theo. Chúa Giê-su yêu con người bằng cách nói ra lẽ thật, sống theo lẽ thật, giải phóng những kẻ nô lệ, chữa lành người bệnh, bày tỏ tấm lòng Cha bất cứ nơi nào Ngài đến.

Yêu Thương Bằng Cách Nói Ra Lẽ Thật

Có những lúc tình yêu có nghĩa là nói cho ai đó những gì họ thiếu hụt. Tất cả chúng ta đều có những lỗ hổng trong đời sống chúng ta và có những điểm mù mà chúng ta không thể nhìn thấy. Khi chúng ta cầu xin Chúa Giê-su, Ngài sẽ nói cho chúng ta sự thật về bản thân để tấm lòng chúng ta có thể thành thật.

Khi người thanh niên giàu có và có ảnh hưởng hỏi Chúa Giê-su anh phải làm gì để hưởng sự sống đời đời, Chúa Giê-su trả lời trong tình yêu:

Đức Chúa Jêsus ngó người mà yêu, nên phán rằng: Ngươi còn thiếu một điều. Hãy đi, bán hết gia tài mình, bố thí cho kẻ nghèo khổ, chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo ta. (Mác 10:21)

Cái “còn thiếu một điều” của người thanh niên này là tất cả. Chúa Giê-su biết điều cần thiết để mở tấm lòng đã đóng lại của người thanh niên này. Cái thiếu một điều của bạn có thể là việc tha thứ hay tin tưởng Chúa chăm sóc. Dù đó là gì đi nữa, Đức Thánh Linh biết. Giống như nhiều người trong chúng ta, người thanh niên giàu có này có nhiều tiềm năng, nhưng anh giữ của báu không đúng chỗ. Của báu của anh cần chuyển sang chính cái nơi mà lòng anh mong ước . . . cõi đời đời. Chúa Giê-su nhìn thấy anh, yêu thương anh, lắng nghe tiếng kêu cầu của lòng anh và nói ra lẽ thật.

Tình yêu phải thể hiện bằng lời nói; nó thể hiện trong cả những gì chúng ta nói và những gì chúng ta chọn không nói. Tình yêu thể hiện qua giọng điệu của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có khi nói điều gì đó với tinh thần sai trật. Tôi có lúc nói sai nhưng lại với tinh thần đúng, nhưng cũng là sai.

Tình yêu có thể lên tiếng để người ta có thể nghe.

Đôi khi tình yêu là lời thì thầm và có khi tình yêu phải lên tiếng hết lòng. Khi chúng ta yêu thương . . . nó sẽ tìm thấy tiếng nói.

Tình Yêu Nâng Đỡ Người Khác

Có lúc tình yêu nghĩa là phơi bày thứ tôn giáo đã bóp méo những ngôn từ và ý định của Cha. Chúng ta hãy xem Lu-ca 13:

Một ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus giảng dạy trong nhà hội kia. Vả, tại đó, có người đàn bà mắc quỉ ám, phải đau liệt đã mười tám năm; cong lưng chẳng đứng thẳng được. (c.10-11)

Suốt mười tám năm đau đớn, một linh bệnh tật đã thay đổi tư thế của người đàn bà này. Đây không phải là điểm mù; bà biết bà bị còng lưng. Có lẽ bà đã được khuyên phải cố gắng hơn nữa, cầu nguyện nhiều hơn nữa, phải ăn năn tội lỗi nhiều nữa. Bà ta cảm thấy xấu hổ. Bà tha thiết muốn được đứng thẳng lên nhưng không thể tự mình làm được. Bà biết sự có mặt của bà đã khiến cho các lãnh đạo nhà hội khó chịu, nhưng suốt 18 năm, bà vẫn đến nhà hội. Bà biết Đức Chúa Trời là hy vọng duy nhất của bà. Có lẽ bạn biết cảm nhận của bà.

Một Rabi trẻ là Giê-su, đang dạy dỗ. Bà nghe những lời của Ngài dù là bà phải cúi xuống. Những lời của Ngài xuyên thấu linh hồn của bà . . . nước mắt chảy xuống khuôn mặt bà. Ngài ngừng lại. Bà chưa biết chuyện gì, nhưng tình yêu đã lưu ý đến bà. Chuyện gì xảy ra đây? Ngài phán gì với bà đây? Bà cố ngước đầu lên nhìn. Mắt bà phản ánh những gì nằm trong sâu thẳm của linh hồn bà. Những người xung quanh bà tránh ra để bà đến gần những người đang bàn tán.

Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi mà phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh; Ngài bèn đặt tay trên mình người. Tức thì, người đứng thẳng lên được, và ngợi khen Đức Chúa Trời. (c.12-13)

Ngài không hỏi bà có muốn được tự do hay không. Ngài không hỏi các lãnh đạo tôn giáo để xin phép họ. Ngài chạm vào cái lưng cong của bà. Tấm lòng bà cảm nhận một sức mạnh khi nó đến với thân thể bà.. Người bà thẳng lên, cột sống được thẳng lại, bà đứng thẳng dậy cả người và đưa tay hướng lên trời. Những lời ca ngợi lớn tiếng phát ra từ môi miệng bà.

Khi tình yêu nhìn thấy bà, Ngài gọi bà riêng ra, nói sự tự do, sự phóng thích, niềm hy vọng cho bà và sau đó chạm đến bà. Vì chúng ta biết Chúa Giê-su chỉ làm những gì Ngài thấy Cha làm, sự chữa lành này là một sự biểu lộ đẹp đẽ về tấm lòng Cha. Buồn thay, không phải ai cũng chia sẻ niềm vui với bà.

Bấy giờ người cai nhà hội nhân Đức Chúa Jêsus đã chữa bịnh trong ngày Sa-bát, thì giận mà cất tiếng nói cùng đoàn dân rằng: Có sáu ngày phải làm việc, vậy hãy đến trong những ngày ấy để được chữa cho, đừng đến trong ngày Sa-bát. (c.14)

Một người phụ nữ thì vui mừng còn một nhà lãnh đạo thì quát tháo. Kết quả là gì? Khi nào là sự chữa lành trở thành việc làm của con người? Trước giờ nó vẫn luôn là công việc của Đức Chúa Trời! Còn nơi nào tốt để chữa lành hơn là trong nhà hội? Tình yêu đã làm gián đoạn thông lệ tôn giáo của họ.

Chúa Giê-su phản bác:

Nhưng Chúa đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, mỗi người trong các ngươi đang ngày Sa-bát, há không mở bò hoặc lừa mình ra khỏi máng cỏ, dắt đi uống nước hay sao? Con gái của Áp-ra-ham nầy, quỉ Sa-tan đã cầm buộc mười tám năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao? (c.15-16)

Sự phóng thích người phụ nữ này đã làm cho tôn giáo của họ lung lay. Có phải bạn nghĩ Đức Chúa Trời dự tính bò và lừa sẽ được đối xử tốt hơn con cái Ngài không? Ngày sa-bát là để nghỉ ngơi và phục hồi. Mọi hình thức áp bức đều là chống lại mục đích của Chúa dành cho ngày sa-bát. Đây là con gái của Áp-ra-ham. Tấm lòng của Chúa được thôi thúc để hành động vì Chúa rất kiên định trong việc giải phóng con cái Ngài bị nô lệ.

Ngài phán như vậy thì các kẻ thù nghịch cùng Ngài đều hổ thẹn, và cả dân chúng vui mừng về mọi việc vinh hiển Ngài đã làm. (c.14)

Buồn thay, có những lúc khi mà thật khó để yêu mến cả tôn giáo lẫn con người cùng một lúc. Nếu bạn thấy mình rơi vào ngã ba đường này, hãy chọn yêu con người thay vì yêu luật lệ tôn giáo. Tình yêu có khả năng chinh phục những lời dối trá và chiến thắng những sự lừa dối, nhưng ganh ghét và phán xét người khác sẽ bị đẩy lùi xa. Đức tin hành động bởi tình yêu. Có những lúc khi tình yêu nghĩa là nói sự thật và những lúc khác tình yêu nghĩa là trở thành sự thật. Trong đoạn này, Chúa Giê-su là cả hai. Bằng cách giải phóng người con gái bị trói buộc này, Ngài là hiện thân về tình yêu của Chúa dành cho con người vượt lên tôn giáo hay lễ nghi.

Cũng như đức tin không có việc làm thì chết thì việc làm không có tình yêu cũng vô nghĩa.

Hành Động Không Có Tình Yêu

Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi. (1 Cô 13:1-3)

Có một số điều tốt đẹp được nói đến trong các câu trên sẽ không đầy đủ nếu không có yếu tố tình yêu. Những điều đó gồm lời nói, tri thức, đức tin, và sự ban cho rộng lượng. Bất cứ ân tứ hay khả năng nào chúng ta có nên hướng người khác đến Cứu Chúa rộng lượng của chúng ta thay vì kéo họ đến với bản thân chúng ta. Nếu bạn nhận món quà lớn lao nào đó mà bạn có thể nghĩ ra - căn nhà, chiếc xe hơi hay được ai đó trả hết nợ - bạn sẽ cảm thấy và phản ứng như thế nào vào cái ngày mà chìa khóa xe giao tay bạn hay tiền mặt được trao tận tay bạn? Có phải lẽ tự nhiên là bạn ôm hôn người đó và cảm ơn người mà đã tặng quà cho bạn phải không? Có phải bất cứ điều gì tốt đẹp cho chúng ta mà Chúa lại không ban cho chúng ta không? Không, tất cả đều do Chúa cho. Vậy tại sao chúng ta không biết ơn, không dâng hết mọi sự chúng ta có . .. kể cả sự sống của chúng ta. Nhưng không có tình yêu, tất cả món quà của chúng ta đều không là gì cả.

Chúng ta hãy nói đến những ân tứ mà Phao lô đề cập, bắt đầu với ân tứ lời nói.

Lời Nói

Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy ắp những kênh truyền thông đầy sức thuyết phục và hấp dẫn. Họ xuất hiện dưới mọi hình thức và chức năng; có quá nhiều tiếng nói được truyền tải dưới nhiều góc độ. Thật khó để biết động cơ phía sau tất cả các luận điệu, các lập luận hay các lời phát biểu này. Sự phân biệt bắt đầu bằng việc chăm sóc mảnh đất lòng của chúng ta. Khi chúng ta nói, chúng ta cần tự hỏi một câu hỏi khó.

“Tôi có nói xuất phát từ vị trí yêu thương hay tôi muốn được người ta chú ý và lắng nghe? Tất cả chúng ta đều muốn được người ta lắng nghe. Tất cả chúng ta đều có quyền được người khác lắng nghe. Nhưng khi chúng ta nói xuất phát từ sự tổn thương, sự kiêu ngạo hay tìm kiếm sự nổi tiếng, việc muốn được người ta nghe tự thân nó là phần thưởng rồi.

Việc chăm sóc tấm lòng nghĩa là động cơ của tình yêu sẽ không bị mất đi. Phao lô cảnh cáo chúng ta cho dù những lời nói của chúng ta có được thần cảm hay uyên bác đến đâu nếu không có yếu tố tình yêu, nó sẽ giống như chập chỏa vang tiếng ồn ào khó chịu.

Chỉ có Chúa mới biết chúng ta nói xuất phát từ đâu. Tương tự Ngài nhìn thấy xuyên qua vẻ bề ngoài và nhìn vào tấm lòng chúng ta, Ngài lắng nghe không chỉ lời chúng ta nói . . . Ngài nghe âm thanh đó bắt nguồn từ đâu. Ngài nghe những giọng điệu nhẹ nhàng tình cảm hay giọng điệu khó nghe trong những lời chúng ta nói. Những câu nói đơn giản được thêu dệt trong tình yêu thì đó là một bản nhạc giao hưởng rồi. Ba lời này . . . con xin lỗi . . . chính là những lời đáng quí nhất đối với Ngài, trong khi đó những lời phát biểu hùng biện nhất mà đầy lòng kiêu ngạo thì giống như “nước đổ lá môn.”

Đoạn Kinh Thánh sau đây từ Công vụ 12 đúng trong trường hợp này:

Đến kỳ, vua Hê-rốt mặc áo chầu, ngồi trên ngai, truyền phán giữa công chúng. Dân chúng kêu lên rằng: Ấy là tiếng của một thần, chẳng phải tiếng người ta đâu! Liền lúc đó, có thiên sứ của Chúa đánh vua Hê-rốt, bởi cớ chẳng nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời; và vua bị trùng đục mà chết. (c.21-23)

Chà! Sự thờ phượng chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời! Khi vua Hê-rốt mặc áo bào đã mắc sai lầm khi nhận vinh hiển của Đức Chúa Trời cho mình thế là hết đời vua. Trong chốc lát, vua bị một thiên sứ đánh gục và bị trùng đục chết. Thật là một cảnh khủng khiếp! Nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết nhiều người trong chúng ta đều có một số kí sinh trùng bên trong . . . tôi biết, xin lỗi. Nếu điều này là thật thì những gì mà ông vua này không thấy chính là điều kết liễu cuộc đời ông. Theo ánh sáng này, không lạ gì các sứ đồ phải vội xé áo mình và cho mọi người thấy họ chỉ là người phàm mỗi khi người ta nhầm tưởng họ là thần thánh. Trong Công vụ 14:14-15, chúng ta đọc:

Nhưng hai sứ đồ là Ba-na-ba và Phao-lô hay điều đó, bèn xé áo mình, sấn vào giữa đám đông, mà kêu lên rằng: Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi; chúng ta giảng Tin lành cho các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó.

Thật lí thú khi để ý rằng khi chúng ta đọc lùi lại vài câu trong Công vụ 12 và xem xét mạch văn của câu nói của vua Hê-rốt, chúng ta thấy rằng Hê-rốt không chỉ phát biểu hay mà còn tuyên bố hành động thiện ý của ông. Hê-rốt đang gặp vấn đề với Ty-rơ và Si-đôn và kết quả là ông cắt hết nguồn tiếp tế của họ. Một phái đoàn từ Ty-rơ và Si-đôn đến cầu hòa và tìm một đồng minh ở Blastus, phụ tá riêng của Hê-rốt loan báo sự hòa giải. Sự chuyển giao xảy ra êm thắm và trở lại phồn thịnh. Hê-rốt đã được thuyết phục, nhưng động cơ của ông không thánh sạch.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 4345 guests and no members online

Your Language