Đá Kim Cương - Lisa Bevere

07a. Lẽ Thật Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

07a. Lẽ Thật Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Chỗ nào tôi tìm thấy lẽ thật là chỗ đó tôi tìm thấy Đức Chúa Trời, là Đấng tự thân là lẽ thật. Thánh Augustine

Dù tất cả chúng ta đều đã từng nói dối, việc đeo đuổi lẽ thật đã được thiêu dệt bên trong mỗi chúng ta. Không có lẽ thật, chúng ta như thuyền không bến đậu, bị dồn dập bởi gió giáo lí và cơn thác cảm xúc, là những thứ không gì khác hơn là kéo chúng ta đến bờ vực hủy diệt. Khi chúng ta đeo đuổi lẽ thật, nó sẽ dọn đường cho chúng ta. Lẽ thật không phải là “điều gì đó” mà là “ai đó.”

Thay vì lí luận về điều gì là thật, chúng ta phải nhớ tại sao lẽ thật quan trọng. Và một khi chúng ta nhớ, lẽ thật phải sống theo vì lẽ thật là sống động. Chúng ta sống lẽ thật khi chúng ta hướng linh hồn nơi Chúa chúng ta và Cứu Chúa của chúng ta, Đấng bảo chúng ta, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Không ai đến cùng Cha ngoại trừ bởi Ta” (Gi 14:6).

Để câu nói này là xác thật, mỗi yếu tố phải tự đứng vững. Nếu Chúa Giê-su là con đường mà không chỉ là một trong nhiều con đường, thì chắc chắn là chuyện không ai đến cùng Cha ngoại trừ bởi Ta phải xác thật. Nếu Chúa Giê-su nói dối và Ngài không phải là đại diện thật và Ngài chỉ là một trong nhiều con đường đến với Cha, thì Ngài không thể là lẽ thật. Nếu Ngài không phải là lẽ thật, thì không thể nào Chúa Giê-su là sự sống được.

DaKimCuong 1262x981

Chúa Giê-su tuyệt đối là tất cả những gì Ngài phán còn không Ngài không là gì cả. Không thể nào Ngài vừa này vừa nọ được. Theo những lời lẽ của Benjamin Franklin thì “Một nửa lẽ thật thường là lời dối trá kinh khủng.” Mỗi một việc nào mà nửa lẽ thật đều có mầm mống dối trá. Nếu Chúa Giê-su thật sự là con đường, Ngài cũng phải là lẽ thật và sự sống.

Nhưng nền văn hóa chúng ta không còn tin những điều tuyệt đối. Chúng ta đã bị dẫn dụ tin rằng lẽ thật thì giam hãm và cứng nhắc. Lẽ thật không làm gì khác hơn là loại bỏ những lời dối trá, nhưng nó làm thế theo cách thức vừa cương vừa nhu. Lẽ thật phải mềm mỏng khi nói ra và phải tuyệt đối về nguyên tắc. Sự tuyệt đối là nền tảng. Và nền tảng thì bất di dịch, vì điều tuyệt đối không cứng nhắc hay giới hạn mà nó bảo vệ. Không có tính tuyệt đối, tức là lẽ thật đời đời, chúng ta chắc chắn xây trên cát. Điều tuyệt đối là nguyên tắc nhằm bảo vệ chúng ta và là những niềm tin xác quyết neo chặt chúng ta khi những giông bão cuộc đời ập đến hay khi những cám dỗ lôi kéo.

Mọi Đường Không Dẫn Tới La Mã

Vào thời xưa, người ta nói, “Đường nào cũng về La mã,” vì lúc đó La mã nổi tiếng về hệ thống đường sá. Nhưng đến thời La mã sụp đổ, câu nói này không còn thật nữa. Nó trở thành lối nói bóng bẫy nghĩa là mọi con đường cuối cùng cũng dẫn tới cùng một nơi. Điều mà trước đây đúng với La mã không thể áp dụng cho Nước Đức Chúa Trời.

Lẽ thật của Đức Chúa Trời không xê dịch và thay đổi để cân bằng giữa quyền lực con người và tư tưởng thay đổi của con người. Lẽ thật còn hơn là vô thời gian . . nó là đời đời. Con đường đến với Đức Chúa Trời bắt đầu tại cánh cửa: Chúa Giê-su Christ. Tại sao Đức Chúa Trời sai Con độc sanh của Ngài nếu có những chọn lựa khác? Tại sao lại sai Chúa Giê-su nếu Ngài chỉ là sự chọn lựa hay nhất? Tôi sẽ không tình nguyện sai các con trai của tôi trừ khi đó là cách duy nhất. Một mình Chúa Giê-su là sự chuộc tội của chúng ta. Thật là một lầm lẫn tai hại khi tin rằng mọi con đường đều dẫn tới ơn cứu rỗi, dù mọi con đường đều dẫn tới việc gặp gỡ Chúa Giê-su. Kinh Thánh cho chúng ta biết:

Chính vì thế, Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh hiệu; Để khi nghe đến danh của Đức Giê-su, mọi đầu gối Trên trời dưới đất, bên dưới đất đều phải quỳ xuống, và mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Giê-su là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha. (Phi 2:9-11)

“Những kẻ bên dưới đất” nói đến lĩnh vực của ma quỷ. Ngày đến khi chúng phải thừa nhận quyền tối thượng của Chúa Giê-su, dù chúng không kinh nghiệm Chúa Giê-su là Cứu Chúa.

Có lẽ bạn sẽ lí luận rằng mọi lẽ thật đều tương đối và không có lí do nào phải rơi vào cực đoan này. Có lẽ bạn tin rằng những gì là chân lí đối với tôi không hẳn là chân lí đối với bạn.

Nếu bạn nghĩ vậy, thì chúng ta không đồng điệu rồi. Khi tôi nói về chân lí tuyệt đối, tôi không nói về những việc mà nó đúng với tôi nhưng không đúng cho bạn. Chẳng hạn, tôi là người một nửa gốc Ý. Tôi đã lập gia đình. Tôi là một người mẹ và là bà ngoại. Mọi khía cạnh này là đúng với tôi hiện tại, nhưng nó không đúng với mọi người. Vì thế, điều gì đó đúng với tôi 10 năm trước đây không nhất thiết đúng về tôi ngày nay.

Một ví dụ khác về một việc mà đúng nhưng không đúng đó là bên ngoài cửa sổ nhà tôi đó là bầu trời xanh ở bang Colorado. Tôi tuyên bố chắc nịch, “Bầu trời màu xanh!” và vài giờ sau những lời của tôi vẫn còn đúng. Nhưng nó không phải là chân lí, vì nó có thể vỡ cái thang đo nhiệt độ cho rằng chân lí thì phải nhất quán. Khi mặt trời lặn, bầu trời không còn màu xanh nữa. Vì thế, điều đã đúng lúc trưa sẽ không còn đúng vào ban đêm. Về nhiều phương diện, tôi e rằng chúng ta đang rơi vào giữa đêm khuya trong linh hồn chúng ta.

“Sự thật về” mô tả những thuộc tính, những mùa màng và những khía cạnh của cuộc sống. Điều gì đó đúng ở mùa này không nhất thiết đúng ở mùa sau. Những sự thật kiểu này sống trong phạm trù của thế giới chúng ta và chịu sự thay đổi. Bất cứ điều gì áp dụng chỉ cho một số người không thể là chân lí tuyệt đối được. Sự thật có thể là tương đối; còn lẽ thật không bao giờ là tương đối.

Nếu chúng ta không cẩn thận với lẽ thật, nó sẽ trở nên một điều xem thường trong nền văn hóa hiện tại. Đây là lí do tất cả chúng ta cần biết bản văn xưa, để chúng ta có thể phân biệt lẽ thật mà không lệ thuộc vào sự lôi kéo của quan điểm công chúng và cảm xúc của chính chúng ta về một vấn đề. Khi lẽ thật bị cột chặt vào cái nhìn, nó được gọi là thuyết tương đối. Thuyết tương đối là niềm tin cho rằng những sự việc khác nhau đều đúng, đều phải . ..đối với những con người khác nhau hay tại những thời điểm khác nhau. Theo định nghĩa này, lẽ thật sẽ khác nhau liên tục.

Lí tưởng hóa của thuyết tương đối đánh giá thấp chính ý nghĩa của lẽ thật. Để một điều gì đó thành lẽ thật, nó phải đúng luôn luôn. Nếu nó không phải vậy, thì ai đó có thể nói dối và cho rằng điều gì đó là chân lí của họ. Nhận thức không được phép xác định lẽ thật. Nếu làm vậy, chúng ta thảy đều nhìn qua những lăng kính khác nhau. Chúng ta cần một Vầng Đá vững chãi neo chặt linh hồn chúng ta vào nhận thức của Đấng Tạo Hóa.

Là cơ đốc nhân, chúng ta không thể tin lẽ thật là tương đối, vì chúng ta tin Lẽ Thật là bà con thân thuộc của chúng ta, là Chúa Giê-su Christ, Người Anh Cả, là Đá góc nhà, là Chúa và là Vầng Đá Kim Cương của chúng ta. Lời Đức Chúa Trời (Chúa Giê-su) biến đổi chúng ta, trong khi đó thuyết tương đối thay đổi chúng ta.

Trở thành lẽ thật là một vấn đề khác hơn là nói lẽ thật hoặc ngay cả mô tả bản thân bạn một cách chính xác. Ngay cả nếu có thể cho ai trong chúng ta hoàn toàn là xác thật, chúng ta cũng không thể nào là lẽ thật.

Chúng ta có thể nói lẽ thật

Chúng ta có thể sống lẽ thật

Chúng ta có thể yêu lẽ thật

Chúng ta có thể ghét lẽ thật

Chúng ta có thể chối bỏ lẽ thật

Chúng ta có thể tin lẽ thật.

Nhưng chỉ có Đấng Christ mới có thể tuyên bố là lẽ thật.

Đức Phật có nói rất nhiều câu nói sự thật, nhưng ngài không tuyên bố mình là chân lí. Đức Phật nhìn nhận ông là con người đeo đuổi chân lí. Cũng vậy, Ma-hô-mét nói nhiều điều xác thật, nhưng ông không tuyên bố mình là chân lí.

Chúa Giê-su không nói, “Ta đeo đuổi chân lí” hay “Ta là một trong số nhiều chân lí.” Ngài phán, ‘Ta là chân lí.” Và khi chúng ta nói mọi con đường đến La mã (ơn cứu rỗi), chúng ta gọi Giê-su là kẻ nói dối.

Lẽ thật là gì?

Nói cho cùng lẽ thật là gì? Từ khởi nguyên, nhân loại đã đặt câu hỏi này. Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong chính những lời phán của Chúa Giê-su trong sách tin lành Giăng: “Hãy thánh hóa họ trong lẽ thật; lời Cha là lẽ thật” (Gi 17:17)

Câu này không nói Lời Chúa có lẽ thật trong đó, dĩ nhiên điều này cũng đúng, nhưng Lời Chúa là lẽ thật. Chúa Giê-su là Ngôi Lời trở nên xác thịt, nên sự sống Ngài bày tỏ lẽ thật sống động sẽ như thế nào.

Lẽ thật chúc phước và biệt riêng chúng ta để chúng ta được tận hiến cho mục đích thánh của Ngài. Bên ngoài Chúa Giê-su, là lẽ thật, không có sự thánh khiết. Nếu Lời Chúa là lẽ thật và Chúa Giê-su là Ngôi Lời trở nên xác thịt, thì Chúa Giê-su là lẽ thật. Cuối cùng, lẽ thật không khách quan; nhưng một ngày nào đó chúng ta thảy đều phục dưới lẽ thật.

Mọi lời của Đức Chúa Trời đều tinh khiết; Ngài là cái khiên cho những người trú ẩn nơi Ngài. Chớ thêm vào lời của Ngài;

E rằng Ngài sẽ quở trách ngươi và ngươi bị coi là kẻ nói dối. (Châm 30:5-6)

Nhiều người tin chúng ta đã tiến bộ trong khôn ngoan và đạt tới hình thức cao hơn trong lí luận và này là lúc giải nghĩa lại Kinh Thánh. Làm sao chúng ta tưởng tượng điều này khi có sự hỗn loạn khắp toàn cầu? Mỗi ngày chúng ta nghe một hành động tàn ác mới xuất hiện.

Nếu chúng ta là thước đo của khôn ngoan, thì dường như quả đất này đã cân chúng ta và phát hiện chúng ta thiếu cân. Thay vì tưởng tượng mình được khai sáng, chúng ta cần xin ánh sáng của Chúa.

Xin ban ánh sáng và chân lý của Ngài hướng dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh của Ngài, là nơi Ngài ngự. (Thi 43:3)

Ánh sáng và lẽ thật là kim chỉ nam trung thành. Đức Chúa Trời là ánh sáng, nguồn của mọi lẽ thật. Ánh sáng soi sáng và lẽ thật thì đứng vững. Lẽ thật có thể được ví như bản chỉ đường và ánh sáng là cách chúng ta tìm ra con đường. Nhưng khi bản chỉ đường bị dời đi, người ta rất dễ lạc đường.

Hãy vào cổng hẹp, vì cổng rộng và đường lớn dẫn đến hủy hoại, nhiều người đi vào đó. Cổng hẹp và đường nhỏ dẫn đến sự sống, chỉ có ít người tìm thấy. (Mat 7:13-14)

Chúa Giê-su là cửa hẹp dẫn tới sự sống. Con đường là chắc chắn nhưng khó khăn. Người ta lập luận rằng Đức Chúa Trời yêu thương sẽ kể mọi người được cứu. Ngài có làm thế. Ngài mời mọi người hãy đến. Con đường đã mở ra, nhưng phần còn lại là chúng ta phải chọn đi con đường nào. Chúa Giê-su không áp đặt chúng ta đi qua cổng hẹp. Ngài sẽ không nói dối về cái giá đi theo Ngài. Ngài không nói thật dễ trong khi đó nó không dễ gì cả. Ngài đã đi trước chúng ta và mời chúng ta đi theo: “Nếu các ngươi muốn làm môn đồ Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mà theo” (xem Mác 8:34).

Ma-thi-ơ 7:13 đề cập đến cổng. Có cánh cổng rộng dẫn tới con đường rộng thênh thang và dễ dàng. Những lời trên cánh cổng khích lệ chúng ta sống cho bản thân và bước theo ước mơ của chúng ta. Cổng rộng cho phép chúng ta mang theo những gì mình muốn. Nhưng nó dẫn tới sự hủy diệt.

Trong lĩnh vực này, chúng ta chỉ thấy như xem qua cái gương mờ, đây là lí do chúng ta cần ánh sáng và chân lí làm bạn đồng hành khi chúng ta đeo đuổi đời sống cao cả và thánh khiết mà Chúa gọi chúng ta. Ánh sáng xua tan bóng tối đang bao trùm khi chúng ta sống trong lĩnh vực lí trí bị đen tối của chúng ta.

Sự thật rằng lẽ thật có thể bất tiện hay không phổ biến cũng không thay đổi sự kiện rằng nó là lẽ thật. Lẽ thật là đời đời, được đan dệt trong Lời Chúa và là mạng lệnh của Đức Chúa Trời Chí Cao. Lẽ thật không phục dưới cuộc điều tra dư luận hay cuộc thi nổi tiếng.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 704 guests and no members online

Your Language