Đá Kim Cương - Lisa Bevere

09a. Biến Đổi Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

09a. Biến Đổi Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Thờ phượng là đầu phục toàn bộ bản chất của chúng ta cho Đức Chúa Trời. Chính là sự thức tỉnh lương tâm bởi sự thánh khiết của Ngài, sự nuôi dưỡng tâm trí bằng lẽ thật của Ngài, sự thanh tẩy trí tưởng tượng bởi vẻ đẹp của Ngài, sự mở ra của tấm lòng đối với tình yêu của Ngài, sự đầu phục ý chí cho mục đích của Ngài. William Temple

Mới đây, tôi dắt ba đứa cháu của tôi đi hái dâu ở nhà hàng xóm. Tôi không biết chuyện xảy ra là do tôi chỉ nhìn thấy một con mắt hay là vì tôi quên mất chuyện giữ ba đứa cháu, nhưng chẳng mấy chốc một trong ba đứa cháu của tôi gặp nguy hiểm. Khi tôi kéo cành cây xuống ngang tầm tay của cháu tôi là Sophia thì cháu hét lên, “Lizzy!” và chỉ về hướng đường đi. Tôi quay sang kịp nhìn Lizzy, cả hai đứa chạy ra đường. Tôi thả nhánh cây ra và chạy tới cháu. Có một chiếc xe hơi đang chạy trên đường đó.

Tôi hét lên, “Dừng lại Lizzy, quay lại đây! Lizziy quay lại, mắt sáng ngời trong sự ngơ ngác. Cháu cười và quay lại chỗ cháu để nhặt trái cây tiếp. Cháu nghĩ là trò chơi đuổi bắt. Tôi đưa tay ra, đứng ngay giữa đường chỗ chiếc xe hơi đang chạy tới, e rằng tài xế không thấy bóng dáng của đứa nhỏ, và ra dấu cho tài xế dừng lại vì rõ ràng là cháu tôi thay vì dừng lại mà còn chạy nhanh hơn.

DaKimCuong 1262x981

Tôi chộp lấy cháu ngay giữa đường khi cháu chuẩn bị băng qua con lươn. Tôi bồng cháu trên tay và ôm chặt vào lòng. Chúng tôi chờ dòng xe chạy qua trước khi chúng tôi băng qua đường để gặp anh và chị của cháu.

Lizzy cứ cười hoài, nghĩ rằng cháu đã tẩu thoát ngoạn mục. Nói cho cùng, làm sao một đứa bé hai tuổi biết việc va chạm vào xe hơi sẽ như thế nào? Sophia, chị cháu 5 tuổi, chưa hề đụng vào xe hơi, nhưng cháu còn biết làm thế là sai - và tôi biết chắc suốt thời gian còn lại ngày hôm đó tôi phải ôm chặc Lizzy vào lòng hay giữ chặt tay cháu.

Tôi chắc là không ai trong bạn thắc mắc cách tôi đến gần Lizzy . . . ôm chặt trong tay tôi hay nắm chặt tay cháu. Chúng ta đều biết sự tổn hại mà xe hơi đụng vào người. Sự hiểu biết của tôi buộc tôi xông vào dòng xe đang lưu thông và giải cứu Lizzy.

Trong chương này, tôi sẽ rời chỗ an toàn bên lề đường và chạy ngay vào dòng xe lưu thông hai chiều. Tôi hy vọng bạn sẽ hiểu được tấm lòng tôi, vì nếu chúng ta không cho phép Chúa chúng ta biến đổi cách chúng ta suy nghĩ, sống và yêu thương, nhiều người sẽ không bao giờ thấy được tình yêu hay ánh sáng của Ngài trong suốt quãng đời của chúng ta. Chúng ta không muốn liều lĩnh sống như những người Pha ri si và đặt gánh nặng trên một thế hệ mà chúng ta không làm gì để giúp họ (Mat 23:4).

Chúng ta sống trong thời đại đòi hỏi sự khôn ngoan và lòng trắc ẩn. Chúng ta có mặt ở đây để tuyên bố sự tự do cho tất cả những ai bị nô lệ cho ma quỷ. Chúng ta là những tác nhân mang lại sự phóng thích. Chúng ta không phải là những cai tù, những thẩm phán chọn người nào sẽ được phóng thích. Ngược lại, câu trả lời cho sự xáo trộn trong thời đại chúng ta không được tìm thấy trong việc gọi nơi ngục tù là chốn tự do.

Đóng Ván

Các con đừng lên án ai để khỏi bị lên án. Vì các con lên án người khác thể nào, thì sẽ bị lên án thể ấy. Các con lường cho người ta mực nào, thì sẽ được lường lại mực ấy. Tại sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, nhưng không nhận ra cây xà nhà trong mắt mình? Làm sao con có thể nói với anh em mình rằng: ‘Để tôi lấy cái dằm ra khỏi mắt anh’, trong khi cây xà vẫn ở trong mắt mình. Hỡi kẻ đạo đức giả, hãy lấy cây xà ra khỏi mắt mình trước, rồi mới thấy rõ để lấy cái dằm ra khỏi mắt anh em mình. (Mat 7:1-5)

Là một người thu thuế trước đây, Ma-thi-ơ biết chính xác cảm giác bị người khác lên án. Lời phán từ đoạn này là đừng lên án! Điều này rất tốt, nhưng đoạn này chưa nói hết ý. Chúng ta hãy xem kỹ hơn những gì được nói ở đây. Khi tôi lúc đầu trở thành cơ đốc nhân, tôi cảm nhận có quá nhiều sự lên án từ các cơ đốc nhân khác nên tôi cố gắng tránh né bằng cách lên án lại. Chẳng hạn, tai tôi nghe đủ chuyện xì-can-đanh và chuyện khoe khoang. Tôi đáp lại bằng cách gọi họ là cơ đốc nhân giả hình. Cảm tạ Chúa lúc đó tôi không tiếp cận được viết blog. Những cái mác mà người ta gán cho tôi vẫn còn in trong đầu tôi. Và sự lên án của ai là khốc liệt nhất? Tôi sẽ nói đó là sự lên án của tôi.

Do tôi nghe tiếng được tiếng mất nên làm cho người ta bối rối, nhưng tôi lại lên án những kẻ buộc tội tôi.

Họ có cái dằm còn tôi có cả cây đà trong mắt tôi mà có thể xây được căn nhà. Cây đà trong tôi khiến tôi không thấy cái dằm trong họ. Để thay đổi chuyện này, có vài điều cần phải làm. Bước một: tôi cần nhìn nhận tôi có cây đà.

Cây đà trong mắt giống như cái bịt mắt . . . điều duy nhất chúng ta thấy là bóng tối nơi người khác. Chúng ta hãy bàn thêm một chút; không ai muốn một người bị che mắt giải phẩu cho mình. Chúng ta phải bỏ cái bịt mắt ra và xử lí vấn đề của cá nhân mình để chúng ta mới có thể giúp đỡ người khác thay vì làm tổn thương họ.

Bạn thấy đó, người bạn lên án của chúng ta trong Ma-thi-ơ 7 có đúng đấy: người anh em của anh ta có cái dằm cần phải loại bỏ. Như Chúa Giê-su gọi anh là kẻ giả hình vì chỉ ra điểm sai đang khi đó anh ta bị che mắt với chính tình trạng của anh. Giúp người khác trong tình trạng này thì vô cùng tai hại. Hội thánh hay chỉ ngón tay về người thế gian, trong khi đó Chúa muốn chúng ta cho phép Lời Ngài chạm mạnh vào ngực chúng ta.

Có phải sự kêu gào về tội ác trong thời đại chúng ta đã ám ảnh chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đi phải không? Kinh Thánh nói rõ sự chuyển tiếp xảy ra khi chúng ta thay đổi tư thế.

Lúc ấy nếu dân Ta, dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và ăn năn từ bỏ con đường gian ác thì Ta từ trên trời sẽ nghe, tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành đất đai của chúng. (2 Sử 7:14)

Đức Chúa Trời nhìn tư thế của dân sự Ngài. Đoạn này tóm tắt thái độ thờ phượng và ăn năn. Không có tình yêu, chúng ta có thể hoàn toàn đúng nhưng cùng lúc cũng sai kinh khủng.

Xứ sở chúng ta cần sự chữa lành.

Sự chữa lành này bắt đầu nơi chúng ta.

Nó bắt đầu khi dân sự Chúa hạ mình, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Chúa, và quay khỏi con đường gian ác. Bạn có nhận biết câu này rất quyền năng không? Vấn đề không phải là ai đang nắm quyền. Vấn đề không phải là đạo luật nào được thông qua. Chúng ta không cần phải bắt mọi người quay khỏi con đường gian ác của họ . . . chỉ đơn giản là chúng ta bỏ cây đà khỏi mắt chúng ta và rồi hành xử tương ứng.

Sự biến đổi bắt đầu khi chúng ta nhận trách nhiệm về chính những vấn đề của mình và chọn sống theo lẽ thật. Sự biến đổi không được đo lường bởi lẽ thật chúng ta biết mà được phản ánh trong lẽ thật chúng ta sống. Tình yêu là chìa khóa trong quá trình biến đổi. Không có yêu tố đức tin, hy vọng và tình yêu, sự biến đổi không thể xảy ra. Việc thiếu đi tình yêu chính là lí do đã có động thái quay khỏi sự thánh khiến và sự biến đổi.

Đây cũng là lí do mà thời nay nói điều gì đó hay ai đó là sai trật thì không phổ biến lắm. Ngay cả hội thánh cũng nhiễm thói quen này, cho rằng không có gì là tuyệt đối và những gì sai đối với tôi có thể đúng đối với anh. Chuyện này chưa hết. Một thế hệ không có niềm tin là một thế hệ không có sự biến đổi.

Tôi muốn thay đổi. Thế giới này cần tôi thay đổi. Mỗi ngày là một cơ hội khác để bước theo Chúa Giê-su và được biến đổi theo ảnh tượng của Ngài. Tôi rất biết ơn Chúa đã lột đi sự xấu hổ của tôi để mặc cho tôi sự công chính của Ngài. Chúa Giê-su không tán thành sự trói buộc của tôi bằng cách gọi những việc làm xấu hổ của tôi là công chính. Ngài không gọi chiếc áo dơ nhớp của tôi là sạch sẽ - Ngài tẩy sạch nó trong Lời của Ngài.

Sự xấu hổ không phải là điều gì đó thuộc con người chúng ta, nhưng có những lúc sự xấu hổ là điều chúng ta cảm nhận. Có những lúc khi các hành động của chúng ta đáng gọi là xấu hổ. Tôi đã từng hành xử theo những cách thức đáng xấu hổ. Điều này không khiến tôi thành người xấu hổ. Điều này chỉ có nghĩa là tôi đã nói và làm nhiều điều mà tôi lấy làm xấu hổ. Khi chúng ta cho phép sự xấu hổ khiến chúng ta quay khỏi Chúa, chúng ta cố gắng che đậy chính mình bằng lá vả và quay sang đổ lỗi cho những người gần chúng ta. Chúng ta có thể chọn cho phép sự xấu hổ phân cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời hoặc quay khỏi bóng tối và cho phép ánh sáng và tình yêu của Ngài ràng buộc chúng ta càng chặt hơn với Đấng Tạo Hóa.

Trong ánh sáng của tình yêu và sự thánh khiết của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ cất đi sự xấu hổ của chúng ta.

Sự xấu hổ của tôi không được cất đi khi tôi bào chữa cho lối hành xử tồi của tôi hay cho tội lỗi của tôi. Tôi không thể nhìn lại và gọi những việc làm xấu hổ của tôi là đáng khen theo ánh sáng của hoàn cảnh của tôi. Sự xấu hổ của tôi được cất đi khi tôi quay khỏi đời sống dối trá và chọn sống trong lẽ thật.

Sự biến đổi không nói dối hay chối bỏ sự trần trụi của chúng ta.

Nó không gọi kẻ trần truồng đang mặc quần áo.

Nó không lẩn tránh sự hiện diện của Chúa phía sau lá vả và cây cối.

Sự biến đổi bắt đầu khi chúng ta thừa nhận sự trần truồng của chúng ta.

Nó phơi bày những cố gắng thất bại của chúng ta nhằm che đậy bản thân trong những lá vả của trần gian.

Nó nhìn nhận rằng những thứ này không bao giờ che đậy chúng ta.

Nó bỏ qua những nỗ lực vô ích của con người và xin Cha thánh mặc cho chúng ta trong lẽ thật.

Khi chúng ta phục dưới quyền làm Chúa của Đấng Chirst, chúng ta vứt bỏ những công việc xấu hổ, theo ý riêng của chúng ta và bước đi như con cái sự sáng. Ê-phê-sô 4:21-25 mô tả sự hoán đổi này:

Quả thật, anh chị em đã nghe về Ngài và được dạy dỗ trong Ngài đúng theo chân lý đã thể hiện trong Đức Chúa Giê-su. Anh chị em phải lột bỏ con người cũ theo lối sống trước đây, là con người bị các dục vọng lừa dối hủy hoại. Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em. Hãy mặc lấy con người mới giống như hình ảnh Nt: không có từ “hình ảnh”, thêm vào cho rõ nghĩa Đức Chúa Trời, được sáng tạo trong chân lý công chính và thánh khiết. Vì thế, đã lột bỏ mọi điều dối trá, anh chị em mỗi người hãy nói thật với người lân cận mình vì chúng ta đều là chi thể của nhau.

Hãy vứt bỏ hết! Đức Thánh Linh của ân sủng ban sức mạnh cho chúng ta để bỏ đi bản chất sa ngã trước đây của chúng ta và quăng đi chiếc áo nhớp công bình riêng của chúng ta như thể nó là những chiếc vải liệm (Vì nó quả như vậy). Tại sao ai mà muốn mặc chiếc áo mới lên trên chiếc áo dơ nhớp? Sớm hay muộn vết bẩn và mùi hôi thối sẽ ngấm qua chiếc áo mới. Không ai trong chúng ta có thể mặc cả hai chiếc áo nổi. Chúng ta phải quăng đi bản chất cũ cùng với lối sống cũ khi chúng ta đổi mới tâm trí và thái độ của chúng ta theo lối sống thánh khiết và tin kính.

Một khi chúng ta biết rõ hơn, chúng ta làm tốt hơn.

Một khi chúng ta biết lẽ thật (Chúa Giê-su), chúng ta được thêm sức để làm theo lẽ thật.

Tham dục không còn có quyền làm méo mó lòng khát khao của chúng ta. Sự tham lam và sự lừa dối về giàu có không còn có quyền che khuất tâm trí chúng ta. Thay vì gọi cũ là mới, chúng ta đổi mới:

Cái Nhìn Khác Về Sự Chịu Đựng

Tự thân nó thì sự chịu đựng nghe rất con người. Nhưng những gì chúng ta chịu đựng nơi bản thân sẽ không thay đổi; những gì chúng ta chọn chủ Ý không chịu đựng là thuộc về ý chí.

Mới đây, tôi đến thăm nhà con trai tôi và một trong đứa cháu tôi nghĩ rằng nên dùng núm vú bằng cao su để cho em nó mút. Khi bố cháu nghe vậy thì vẫn dung chịu cho cháu làm cho em cháu. Chỉ có điều là đảm bảo cháu đưa núm vú cao su chứ đừng đút tay vào miệng cháu bé.

Ý của bố cháu là gì? Dĩ nhiên là không muốn cháu bị hại? Những gì bảo vệ bên ngoài đôi tay chúng ta có thể đầu độc bên trong thân thể chúng ta. Khi chúng ta biết rõ hơn, chúng ta dạy dỗ người khác. Chúng ta không mong đứa trẻ hiểu rằng tất cả loại chất lỏng nghe mùi rất ngon đều nên ăn. Chúng ta phải dạy chúng điều đó trước hết để chúng biết rõ hơn trong tương lai.

Xin hãy can đảm lên trong lúc này. Hãy bao phủ chính bạn.

Bạn đang chịu đựng điều gì trong đời sống bạn?

Có lĩnh vực nào bạn cần chịu đựng hay không chịu đựng trong tương lai?

Điều gì ngăn cản bạn không được biến đổi?

Bắt chước Chúa

Ê-phê-sô 5 khuyên chúng ta:

Vì thế, anh chị em là con yêu dấu của Đức Chúa Trời, hãy cố gắng trở nên giống Chúa. Hãy sống trong tình yêu thương như Chúa Cứu Thế đã yêu thương anh chị em và hiến thân Ngài làm tế lễ và sinh tế có mùi thơm cho Đức Chúa Trời.

Tôi thích Bản Diễn Ý diễn tả các câu này như sau:

Trong mọi việc, hãy noi theo gương Thượng Đế, như con cái yêu dấu bắt chước cha mình. Phải sống đời yêu thương, như Chúa Cứu Thế đã yêu thương chúng ta, dâng thân Ngài làm sinh tế chuộc tội đẹp lòng Thượng Đế.

Hai câu đầu có những điều cần bàn luận một tí. Phao lô vừa mới nói xong về tầm quan trọng của sự nhân từ. Chúng ta đều muốn bắt chước Cha thiên thượng bằng cách sống như Con Ngài là Giê-su. Điều này có nghĩa là trước hết phải bước đi trong tình yêu. Chúa Giê-su là sự biểu lộ tinh khiết nhất của tình yêu, nhưng bắt chước Chúa Giê-su cũng có nghĩa là bước đi trong sự thánh sạch, sự đầu phục và sự vâng lời. Câu kế tiếp mô tả cách ăn ở của chúng ta sẽ như thế nào trong một thời đại mà đầy dẫy những bất khiết và tội lỗi:

Trong mọi việc, hãy noi theo gương Thượng Đế, như con cái yêu dấu bắt chước cha mình. Phải sống đời yêu thương, như Chúa Cứu Thế đã yêu thương chúng ta, dâng thân Ngài làm sinh tế chuộc tội đẹp lòng Thượng Đế. (Êph 5:3-4)

Bản Diễn Ý lột tả Ê-phê-sô 5:3-4 cách này:

Đã là con cái thánh của Chúa, anh em đừng nói đến chuyện gian dâm, ô uế, tham lam. Đừng nói lời tục tỉu, bậy bạ, hoặc chuyện tiếu lâm thô bỉ, nhưng cứ nhắc nhở ân Thượng Đế và cảm tạ Ngài.

Tôi nghĩ chúng ta thảy đều biết nhiều người trong hội thánh đôi khi rất là thiêng liêng quá mấu. Thay vì đón nhận các câu Kinh Thánh để tẩy sạch chính mình, chúng ta lại dùng nó để bắt bớ những người mà chúng ta cho là phạm tội. Giới hạn của tình yêu và sự khai trình đã bị lu mờ. Phần lớn ấy là vì nhiều người (cơ đốc nhân) không yêu mến hay không sống theo lẽ thật. Tôi biết bạn muốn nhìn thấy sự thay đổi này.

Để giúp chúng ta yêu mến và sống theo lẽ thật, tôi muốn khai mở ba ý tưởng từ sách Rô-ma:

1.            Thực tại về Đức Chúa Trời chúng ta

2.            Thực tại về thời đại chúng ta

3.            Thực tại về chúng ta

Điểm thứ ba là nơi tôi dự định để phần lớn thời gian nói đến trong phần nghiên cứu của chúng ta. Chính tại đó mà chúng ta sẽ xem xét tấm lòng chúng ta và loại bỏ những vật cản.

Tôi sẽ trích ra mỗi đoạn Kinh Thánh từ hai bản dịch để bản dịch này không rõ thì có bản dịch bổ sung. Trước hết chúng ta hãy nói về thực tại về Đức Chúa Trời chúng ta.

Thực Tại Về Đức Chúa Trời Chúng Ta

Bởi những gì có thể biết về Đức Chúa Trời đều rõ ràng đối với họ vì Đức Chúa Trời đã tỏ bày cho họ rồi. Vì những gì của Đức Chúa Trời mà mắt trần không thấy được, kể cả quyền năng vĩnh cửu lẫn thần tính của Ngài, thì từ thuở sáng tạo vũ trụ đã được thấy rõ nhờ nhận thức về các tạo vật, nên họ không còn cách nào bào chữa được. (Rô 1:19-20)

Thượng Đế nổi giận, vì những gì họ cần biết về Thượng Đế thì đã trình bày rõ ràng cho họ. Chính Thượng Đế đã phơi bày những điều ấy ra cho họ. Có nhiều điều về Thượng Đế mà con người không thể thấy - chẳng hạn như quyền năng vô hạn và thiên tính của Ngài. Nhưng từ thuở tạo thiên lập địa, hai đặc tính nầy đều sờ sờ ra đó và ai cũng hiểu được. Cho nên họ không có lý do gì để bào chữa về những việc làm xấu xa của mình. (BPT)

Mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều tuyên bố sự hiện hữu của Đức Chúa Trời vô hình. Tất cả những gì chúng ta biết đều bày tỏ thực tại về những điều chưa biết. Tạo vật bày tỏ một Đức Chúa Trời của sự sáng tạo kì diệu và vô hạn. Nếu không ai nói cho chúng ta có một Đấng Tạo Hóa, bản nhạc của thiên nhiên sẽ lôi kéo đôi mắt và lỗ tai của chúng ta về sự hiện hữu của Ngài. Tất cả những gì được tạo dựng bày tỏ Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời chúng ta một tối cao. Ngài là Đức Chúa Trời của ngươi, độc nhất và vượt trên tất cả. Thi thiên vẽ lên một sự mô tả về Đức Chúa Trời Chí Cao:

Vì CHÚA thật vĩ đại! Rất đáng được ca ngợi; Ngài đáng được kính sợ hơn tất cả các thần.

Vì tất cả các thần của các dân chỉ là hình tượng; Nhưng CHÚA đã tạo nên các tầng trời.

Trước mặt Ngài là vinh quang và uy nghi; Nơi đền thánh Ngài là năng lực và hoa mỹ. (Thi 96:4-6)

Và:

Lửa đi trước mặt Ngài và thiêu đốt những kẻ thù chung quanh.

Những tia chớp của Ngài thắp sáng thế giới; Trái đất thấy và run rẩy.

Núi non tan chảy như sáp trước mặt CHÚA, trước mặt Chúa của cả trái đất. (Thi 97:3-5)

Không thể nào đọc những câu này và không có sự thán phục.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 701 guests and no members online

Your Language