Đá Kim Cương - Lisa Bevere

09b. Biến Đổi Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

09b. Biến Đổi Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Thực Tại Về Thời Đại Chúng Ta

Khi tôi dừng lại xem xét thực tại về thời đại chúng ta, tôi thấy mình tự hỏi câu hỏi khó này, “Cha ơi, chuyện gì đã xảy ra?” Khi chúng ta tiếp tục đọc trong sách Rô ma, các câu sau nói đến sự chuyển biến đã xảy ra:

Vì họ đã biết Đức Chúa Trời nhưng không tôn vinh cảm tạ Ngài là Đức Chúa Trời, trái lại họ suy tưởng những chuyện hư không và lòng dạ ngu dốt của họ ra tăm tối. Tự cho mình là khôn ngoan, họ đã trở thành ngu dại. (1:21-22)

Và từ Bản Phổ Thông:

Họ đã biết Thượng Đế, nhưng không chịu tôn kính hoặc tạ ơn Ngài. Tư tưởng họ thật vô dụng. Trí óc họ đầy ngu tối. Họ bảo rằng mình khôn ngoan nhưng lại hóa ra ngu dại.

Khi chúng ta không tôn trọng Chúa và hạ thấp Ngài là ai trong đời sống chúng ta, chúng ta chắn chắn hạ thấp đời sống chúng ta thành mù chữ. Điều này có nghĩa là chúng ta đọc nhưng không thật sự hiểu. Có tất cả cõi tạo vật tuyên bố thực tại của Ngài, nên không khó để thừa nhận có một Đấn Tạo Hóa, nhưng biết về Đức Chúa Trời là một chuyện khác với việc thờ phượng Ngài. Nhìn nhận sự hiện hữu của Ngài là một chuyện còn quỳ gối thờ phượng Ngài là một chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta chỉ có thể biết Đức Chúa Trời khi thờ phượng Ngài. Khi chúng ta không tôn trọng Ngài, là Đấng chúng ta được tạo dựng để tôn trọng, suy nghĩ chúng ta sẽ bị tối tăm. Từ ngữ Kinh Thánh dùng là vô ích, nghĩa là vô dụng, hư không và trơ trọi. Điều này mô tả suy nghĩ vu vơ, không có khả năng xây dựng. Bản dịch Diễn Ý diễn giải câu này là, “Họ giả vờ biết tất cả, nhưng không biết mu tê gì về cuộc sống.”

DaKimCuong 1262x981

Thực tại về thời đại chúng ta đè nặng lên hết thảy chúng ta. Chưa hề có một thế hệ nào mà được tiếp cận nhiều thông tin nhưng lại thiếu vắng mục đích. Chúng ta có một số thách thức thật sự khi liên hệ đến việc kết nối lành mạnh. Chúng ta phát triển các nhân vật ảo mà bỏ qua mối liên hệ đích thực. Chúng ta học trôi dạt từ chuyện này sang chuyện khác, hiếm khi ở lâu đủ một nơi trước khi chúng ta bị kéo đi. Khái niệm về việc suy gẫm và dừng lại để thờ phượng Chúa trở thành một nghệ thuật đã bị đánh mất.

Sách Rô-ma nói tiếp những gì xảy ra khi chúng ta không chịu thờ phượng Đức Chúa Trời và phung phí bản thân vào những điều khác:

Đổi vinh quang của Đức Chúa Trời bất diệt ra giống như hình tượng của loài người hư nát, của chim trời, của thú đồng và loài bò sát. Vì thế theo dục vọng của lòng họ, Đức Chúa Trời đã bỏ mặc họ đắm chìm vào trong sự nhơ nhuốc đến nỗi họ cùng làm nhục thân thể mình với nhau. Họ đổi chân lý Đức Chúa Trời lấy điều giả trá và thờ lạy, phụng sự tạo vật thay vì Đấng Tạo Hóa, là Đấng đáng được chúc tôn đời đời, A-men. (1:23-25)

Từ Bản Diễn Ý:

Thay vì thờ phượng Thượng Đế vinh quang hằng sống, họ tôn thờ thần tượng con người phù du, đến cả hình tượng chim, thú hay loài bò sát. Vì thế, Thượng Đế để mặc họ theo dục vọng, sa đắm vào sắc dục, làm ô nhục thân thể của nhau. Họ tráo đổi chân lý của Thượng Đế bằng chuyện giả dối và thờ phượng tạo vật thay cho Tạo Hoá, là Đấng đáng được tôn thờ muôn đời.

Văn hóa Tây phương đã đổi vinh hiển của cõi đời đời lấy sự thỏa mãn tạm thời về những gì chúng ta có thể mua bán, sờ mó và kiểm soát được. Chúng ta đã chối bỏ Đấng Tạo Hóa, là Đấng nâng chúng ta lên, và quay sang thờ lạy tạo vật, là thứ kéo chúng ta xuống. Xoay lòng chúng ta sang các thần tượng của tham vọng và tham lam, chúng ta hạ thấp bản thân bằng tình dục bỉ ổi.

Trước khi bạn đi đến kết luận rằng điều này chỉ mô tả một thiểu số người, hãy xem những gì mà tác giả Preston Sprinkle chia sẻ trong cuốn sách của ông People to be Loved: “Nói đến sự bất khiết trong tình dục không chỉ giới hạn trong mối quan hệ đồng giới. Nó là lời tuyên bố chung bao gồm tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, hãm hiếp và đủ thứ tội tình dục khác đã phạm bởi những người đồng tính và những người bình thường.”

Tội của tôi được tìm thấy trong danh sách này. Tôi xuất thân từ một gia đình gian dâm. Thành thật mà nói, tranh ảnh khiêu dâm và sự đồi trụy đủ kiểu đã trở thành phổ biến. Thế giới Tây phương đã quá ám ảnh bởi phim “con heo” và thắc mắc không biết sao mà họ lại rơi vào tình trạng như thế.

Khi chúng ta quay khỏi Đức Chúa Trời, cánh tay kiềm hãm của Ngài đã bị cất đi và chúng ta được tự do sống theo dục vọng riêng. Sự thật này rất giống như những gì đã xảy ra cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ lang thang trong sa mạc. Họ đánh mất phép lạ cung ứng của Chúa về ma na và đòi ăn thịt. Họ nghĩ thịt sẽ làm mạnh mẽ thể xác của họ. Chúa ban cho họ chim quạ nhưng lại tổn hại linh hồn họ. Khi chúng ta đòi theo ý riêng, chúng ta thường hay đánh mất bản thân. Như Phao lô viết:

Bởi đó Đức Chúa Trời đã bỏ mặc họ cho tình dục bỉ ổi, ngay cả đàn bà cũng đổi cách luyến ái tự nhiên ra cách trái tự nhiên, đàn ông cũng vậy, bỏ cách luyến ái tự nhiên với đàn bà mà un đốt cuồng dục lẫn nhau, đàn ông làm điều đồi bại với đàn ông, và chuốc lấy cho mình quả báo xứng với sự sai lạc của họ. (Rô 1:26-27)

Và :

Vì thế cho nên Thượng Đế đã bỏ mặc họ làm những việc nhơ nhuốc theo ý họ. Đàn bà không còn thực hành tình dục tự nhiên nữa, mà trái lại, hành dục với nhau. Đàn ông cũng vậy, không còn thực hành tình dục tự nhiên nữa, mà lại hành dục với nhau. Đàn ông làm những việc nhơ nhuốc với nhau, vì lý do đó thân thể họ phải mang lấy hình phạt về tội phạm của mình. (BPT)

Có nhiều điều khủng khiếp trong hai câu này, nhưng mỗi câu chỉ ra sự thật rằng không ai trong chúng ta biết con người sẽ thế nào một khi ra khỏi sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa. Chính việc nhận biết Đức Chúa Trời mà chúng ta tìm được bản chất con người. Chính việc hiểu biết Đức Chúa Trời mà giữ chúng ta khỏi làm ô uế bản thân dù đó là hình thức bẩn thỉu nào (ngoại tình, tham lam, tàn ác, gian dâm, vv).

Tuy nhiên tôi e rằng nền văn hóa chúng ta đã quên mất những điều căn bản. Phần lớn các phim ảnh của người Mỹ đều cổ vũ bạo lực và sau đó chúng ta lại ngạc nhiên khi chúng ta thấy bạo lực trong gia đình, ở học đường và trên đường phố. Các chương trình tivi, chưa nói đến các kênh thương mại, cổ vũ tình dục đủ kiểu. Chúng ta bị ô nhiễm hơn là chúng ta chịu nỗi, và sự ô nhiễm này đã khơi mào cho nhiều điều mà thế hệ trước chưa hề nghĩ tới.

Hệ thống giáo dục công chúng của chúng ta bị áp lực phải khuyến khích trẻ em tiểu học nhận dạng giới tính mà bỏ qua giai đoạn dậy thì của chúng. Chúng ta đã quên mất là tuổi đi học sẽ như thế nào?

Nếu ai đó bảo tôi phải tự nhận dạng bản thân ở tuổi tiểu học, tôi chắc trả lời tôi là con kì lân. Lúc đó tôi sẽ cố tưởng tưởng ra chuyện gì xảy ra trong thân thể tôi và lí do tại sao tôi chưa có phát triển ngực. Tôi thà nhìn các cô gái trong phòng thay đồ thay vì trải qua giai đoạn dậy thì khi nhìn các cậu con trai.

Việc tò mò về phái tính trong giai đoạn dậy thì là chuyện bình thường; ai cũng đoán được là chuyện gì xảy ra cho thân thể họ. Tại sao chúng ta lại bảo vệ quá trình này? Tại sao chúng ta lại quá phân biệt giới tính của giới trẻ?

Bạn không hỏi người ta ai sẽ đi từ giai đoạn một cậu con trai sang một người đàn ông hay một cô gái chuyển sang một phụ nữ để nhận dạng bản thân. Có phải chúng ta cho phép hệ thống học đường và nền văn hóa chúng ta phân chia giới tính con cái chúng ta và làm băng hoại tuổi dậy thì của chúng chăng? Một số trường học thậm chí cho phép sự tương tác đồng tính con gái hôn con gái và con trai hôn con trai và bảo các trẻ rằng nếu chúng có chút ham muốn tình dục thì ấy là vì chúng là người đồng tính.

Không thể được. Nếu chúng có ham muốn tình dục, ấy là vì Chúa tạo dựng chúng ta có ham muốn tình dục khi có sự sờ chạm. Chấm hết. Khi chúng ta thấy điều gì đó khêu gợi tình dục, cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng tình dục. Điều này đúng dù chúng ta có gia đình hay độc thân, người bình thường hay người đồng tính, người già hay người trẻ. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ lừa người phối ngẫu hay chúng ta muốn quan hệ tình dục với người nào chúng ta thấy có ham muốn.

Trong giao ước hôn nhân, sự đam mê giữa nam và nữ được tôn trọng. Bên ngoài hôn nhân, cái tôn trọng thành cái mất tôn trọng. Đây là lí do tại sao ngoại tình và gian dâm được xem là vi phạm giao ước. Còn có những đam mê khác mà Kinh Thánh nói đến theo các bản dịch Kinh Thánh gọi là phi tự nhiên và sỉ nhục. Những điều này bao gồm đồng tính luyến ái, giao cấu, đồi bại và giáo cấu với động vật. Và đến đây tôi xin được dừng. Rô ma 1 nhắc chúng ta - tất cả đều phạm tội. Tham lam và phỉ báng cũng là tội như ngoại tình và đồng tính.

Cái giá của tội lỗi

Rô ma 1:27 tiếp tục đề cập đến hình phạt hay cái giá cho những ai chiều theo lối suy nghĩ như thế. Tôi muốn nói rõ rằng không bao giờ Đức Chúa Trời bắt chúng ta trả giá. Ngài là Đấng mời chúng ta đến sự biến đổi - chọn sự sống và phúc lành thay vì sự chết và rủa sả. Ngài mời tất cả chúng ta là những người con hoang đàng hãy thức tỉnh tại chỗ chăn heo của cuộc đời phung phí để quay lại Cha, nơi đó có áo, có nhẫn và có tiệc đang chờ chúng ta về nhà. Ngài là Đức Chúa Trời hiện tại của chúng ta, Đấng phán, “Nào bây giờ hãy đến, chúng ta hãy biện luận cùng nhau . . . dầu tội các đỏ như son sẽ được tẩy trắng như tuyết” (Ê-sai 1:18) Chúng ta đã làm gì hay chúng ta đã làm với ai không thành vấn đề. Ngài cứu chuộc chúng ta.

Nhưng khi chúng ta xây dựng cuộc đời chúng ta với vật liệu thờ thần tượng, tội tình dục và tham lam, đời sống chúng ta rốt cuộc sẽ sụp đổ và sự thiệt hại rất lớn. Khi chúng ta phí mọi thứ vào những điều vật chất với hy vọng rằng một đối tượng mới, một chiếc xe mới, một ngôi nhà mới hay một sự nghiện ngập mới sẽ làm thỏa mãn chúng ta, chúng ta đặt mình ở chỗ thất bại. Những con người tan nát trong thời đại chúng ta rất khát khao được lành lặn nên họ sẵn sàng tiến xa hơn đến những điều cực đoan, và một phần của lí do đó là vì chúng ta không sống theo sự biến đổi của chúng ta.

Sách Rô ma nói tiếp:

Và vì họ cho rằng không đáng nhận biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời cũng phó mặc họ cho tâm trí hư hỏng để làm những điều trái đạo đức.

Và Bản Phổ Thông dịch:

Người ta không cho việc hiểu biết thực sự về Thượng Đế là quan trọng. Nên Thượng Đế bỏ mặc họ suy nghĩ theo ý tưởng ngông cuồng, làm những việc bậy bạ.

Người ta ngày nay sống buông thả. Chúng ta phá vỡ những giới hạn của Cha yêu thương chỉ để phát hiện ra chính chúng ta rơi vào sự hủy diệt. Chúng ta giống như dân Y-sơ-ra-ên khi mà mọi người đều cho mình là phải dưới con mắt của mình. Vài câu tiếp theo trong Rô ma mô tả chi tiết những gì mà con người khi không có bất kì giới hạn nào của Đức Chúa Trời:

Họ đầy dẫy mọi thứ bất chính, xấu xa, tham lam, gian ác, đầy lòng ganh ghét, sát nhân, tranh cãi, man trá, hiểm độc, nói hành, gièm chê, thù ghét, xấc xược, kiêu căng, khoác lác, khéo bày việc ác, không vâng phục cha mẹ, u mê, thất tín, vô tâm, bất nhân.

Từ Bản Phổ Thông:

Lòng họ đầy dẫy tội lỗi, độc ác, ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ, giết người, tranh giành, dối trá, làm hại nhau. Họ nói hành, bêu xấu lẫn nhau và thù ghét Thượng Đế. Họ cộc cằn, kiêu căng và khoác lác. Lúc nào họ cũng nghĩ đến chuyện làm quấy, không vâng lời cha mẹ. Họ ngu dại, không giữ lời hứa, thiếu nhân từ và khoan dung với người khác.

Và sau khi liệt kê danh sách đau lòng về một nền văn hóa mà không chịu tôn vinh và thờ phượng Đức Chúa Trời sẽ như thế nào, Phao lô kết luận lời mô tả của ông bằng câu 32:

Tuy họ biết rõ theo án luật của Đức Chúa Trời, những kẻ nào làm những điều như thế thì đáng chết, vậy mà chẳng những họ làm những điều đó mà thôi, nhưng còn tán thành cho những kẻ khác làm nữa.

Họ biết luật Thượng Đế dạy rằng những ai có đời sống như vậy thật đáng chết, nhưng không những họ vẫn tiếp tục làm ác, mà lại còn xúi giục kẻ khác làm nữa. (BPT)

Sự thật thì tất cả chúng ta đều đáng chết. Nhưng cho tới mới đây, chúng ta không hề nằm mơ khi hỏi ai đó để chấp thuận những lối sống tai hại về những chọn lựa trước đây của chúng ta (tham lam, vô luân, kiêu ngạo, đàm tiếu, ganh tị . . .) Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su, ân sủng thêm sức cho chúng ta để bỏ lại phía sau những lối sống này, là điều đặt chúng ta chuốc lấy cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể lạm dụng các câu Kinh Thánh về ân điển để biện minh cho những thỏa hiệp tội lỗi mà chúng ta đã từng phạm ở quá khứ. Điều này kết thúc thực tại về thời đại chúng ta. Bây giờ là phần quan trọng của việc vững vàng.

Thực Tại Về Chúng Ta

Nhưng chúng ta không phải là con cái của thời đại này - chúng ta là con cái của cõi đời đời. Nào chúng ta hãy đọc đến những gì nói về thực tại của chúng ta, là điều sẽ mở ra trước mắt chúng ta trong Rô ma 2:

Vậy, hỡi ngươi là người lên án người khác, ngươi không làm sao bào chữa được, bởi khi ngươi lên án người khác là ngươi lên án chính mình vì ngươi làm chính những điều ngươi lên án. Vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời theo chân lý phán xét người làm những việc như thế. Hỡi người, ngươi làm chính điều mà khi người khác làm thì ngươi lên án, ngươi tưởng mình sẽ thoát được sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?

Từ Bản Phổ Thông:

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể lên án người khác, thì bạn lầm. Khi lên án người khác là tự lên án mình, vì chính mình cũng làm như họ. Thượng Đế lên án những người làm như thế và chúng ta biết phán quyết của Ngài là công bằng. Bạn lên án những người phạm tội, mà chính mình cũng phạm tội. Bạn tưởng sẽ thoát khỏi sự trừng phạt của Thượng Đế sao?

Không Có Lời Bào Chữa

Đây là một lần nữa. Chúng ta không bao giờ đứng ở vị trí phán xét. Không bao giờ. Từ rất lâu chúng ta đã cố tránh né Chúa từ những thất bại của chúng ta thay vì tôn cao Chúa Giê-su qua những cuộc đời được biến đổi của chúng ta. Chỉ một mình Đức Chúa Trời là Thẩm Phấn của mọi người. Có lẽ tội lỗi của chúng ta mang tính chất khác, nhưng điều đó không có nghĩa là Chúa sẽ không qui trách nhiệm về những gì chúng ta đã làm. Có lẽ chúng ta không dính dáng vào tội tình dục . .. nhưng còn các tội khác trong danh sách thì sao? Còn về những tội lỗi như phỉ báng, ganh tị, ganh ghét, xung đột, nói xấu, khoe khoang và tham lam thì sao? Có phải những tội này tràn lan trong giáo hội ngày nay không?

Chúng ta thảy đều cần sự thương xót, nên chúng ta hãy dang rộng sự thương xót.

Chúng ta thảy đều cần tình yêu, chúng ta hãy dang rộng tình yêu.

Chúng ta thảy đều cần hy vọng và cần những người thấy được tiềm năng về việc chúng ta sẽ thành con người nào. Yêu thương con người và dang rộng sự thương xót sẽ đem chúng ta đến chỗ được biến đổi.

Phao lô giải thích tiếp thể nào sự biến đổi xảy ra.

Hay ngươi khinh thường lòng đầy nhân từ, khoan dung và nhẫn nại của Ngài mà không nhận biết rằng sự nhân từ của Đức Chúa Trời là để dẫn ngươi đến hối cải sao? (2:4)

Và :

Ngài rất nhân từ và kiên nhẫn, chờ đợi bạn thay đổi, nhưng bạn không đếm xỉa gì đến lòng nhân từ Ngài. Bạn không biết rằng Thượng Đế nhân từ cốt để cho bạn ăn năn. (BPT)

Lòng nhân từ của Chúa luôn luôn là một lời mời gọi để chúng ta trở lại lẽ thật, thay vì tán đồng tội lỗi. C.S. Lewis viết, “Sư khó tính nhất của Đức Chúa Trời còn tử tế hơn sự dễ chịu của con người, và sự thôi thúc của Ngài là sự tự do của chúng ta.” Rốt lại Đức Chúa Trời ước ao dẫn chúng ta đến sự tự do bằng con đường lẽ thật. Chúa Giê-su sống lại từ kẻ chết để chúng ta thoát khỏi ngu dốt và sống một đời sống tôn trọng của lễ của Ngài (Công vụ 17:30-31).

Nào chúng ta hãy nói về ý niệm được nắm chặt bởi đôi tay của Chúa và được dẫn đến một sự thay đổi triệt để. Tôi không biết điều này có nghĩa gì đối với bạn, nên tôi bắt đầu bằng cách nói cho bạn biết về cái ngày Chúa nắm tay tôi dắt đi.

Sanh Lại

Tôi được sanh lại ở tuổi 21 khi tôi về nhà dự buổi trại hè tại Purdue. Cho tới lúc đó, cuộc đời tôi ở bên bờ vực đen tối như đã mô tả trong Rô-ma. Lúc đó tôi rất cứng đầu, chung chạ và nổi loạn. Rồi một đêm nọ trong suốt buổi cắm trại biến thành buổi học Kinh Thánh, cái vẩy đã rớt khỏi mắt tôi. Vây quanh tôi là những con người đưa cao đôi tay đang khi họ hát thánh ca, tôi không biết nhìn ai. Để tránh khỏi khuôn mặt chân thành của họ và đôi tay đưa lên của họ, tôi cúi xuống nhìn vào tờ giấy nhạc. Tôi đọc trước những lời của bài hát tiếp theo, “Robes of Righteousness (Áo Công Chính). Một trong những dòng chữ, tôi đọc đó là có thể Đức Chúa Trời nhìn tôi nhưng không nhìn tôi nữa; Ngài nhìn thấy Chúa Giê-su.

Lúc đó, tôi nghe Đức Thánh Linh thì thầm, “Tôi không thể nhìn con.” Khi tôi đọc những lời này, tôi nhận ra Chúa Giê-su là sự che phủ mà tôi cần. Cho tới lúc đó, tôi lí luận biện minh cho những hành động và chọn lựa bằng những lời bào chữa và đổ lỗi.

Đêm đó tôi cầu nguyện để được tái sanh, và tôi đầu phục đời sống tôi cho sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Khi tôi trở lại phòng kí túc xá, tôi có cảm nhận rằng có nhiều thứ trong phòng tôi không phù hợp với đời sống mới của tôi. Tôi liền mang hết những thứ này cho vào thùng rác dưới nhà.

Không ai bảo tôi làm việc này. Khi Đức Thánh Linh đổ đầy trên tôi, tôi bắt đầu cảm nhận nhiều điều mà tôi không hề cảm nhận trước đây. Hành động, lời nói và cách cư xử mà tôi đã chấp nhận như là chuyện bình thường bây giờ cảm thấy ngại ngùng và đôi khi khó chịu. Đây không phải là cảm thấy xấu hổ hay tôi lỗi trong đời sống tôi. Mà đó là sự hiện diện của một ảnh hưởng mới lạ và một cảm nhận về một ý thức về một Đức Chúa Trời thánh khiết.

John (chồng tương lai của tôi) liên tục trích mấy câu Kinh Thánh của Phao lô gởi cho tôi. Tôi nhớ trường đại học đã để cuốn Kinh Thánh The Way, một ấn bản Tân ước trong phòng tôi. Tôi để một ít thời gian tìm sách của Phao lô đêm đó. Tôi mở Kinh Thánh ra và cầu nguyện khi mở đến sách của Phao lô. Những trang Kinh Thánh được mở ra và bày tỏ những lời này trong 2Cô-rinh-tô 5:17:

Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, người ấy là một sinh vật mới; những điều cũ đã qua đi, kìa mọi sự đều trở nên mới.

Khi tôi nhận biết rằng những lời này là những lời của Phao lô, tôi nghĩ tôi đã tìm thấy một chương duy nhất mà ông là tác giả! Tôi ngủ ngon vô cùng lần đầu tiên trong cả một thập niên.

Điều Gì Đó Xảy Ra

Tôi thức dậy sớm sáng hôm sau, ý thức rằng tâm linh tôi được sống lại. Tôi tìm cách nói cho mẹ tôi chuyện đã xảy ra. Lập tức, tôi nghe những lời chua chát này: “Không gì xảy ra tối qua đâu. Mày không có gì khác đâu.” Tôi hoảng sợ kinh khiếp. Tôi bắt đầu thắc mắc bản thân. Mình là ai mà đùa rằng mình là cơ đốc nhân hả? Rồi tôi nhớ sự bình an mà tôi kinh nghiệm và thể nào tôi đã ngủ ngon lần đầu tiên trong một thời gian dài mà không dùng tới rượu, thể nào tôi đã cầu nguyện khi tôi cảm nhận điều gì đó trong bụng tôi một hơi ấm chữa lành của tình yêu Chúa bước vào thân thể tôi.

Chính lúc đó tôi nhận biết tiếng của hắn.

Đây là tiếng của kẻ hủy diệt.

Cùng một tiếng nói đó đã lôi kéo tôi đến chuyện rối loạn ăn uống. Ấy là tiếng nói đã áp đảo tôi với nỗi sợ hãi và bất an. Ấy là tiếng nói đã tách li tôi và kiện cáo tôi. Ấy là tiếng nói đã dụ dỗ tôi phạm tội.

Có phải tiếng nói này đã nói với tôi rằng tôi không phải là một cơ đốc nhân phải không? Không bao giờ. Không một lần nào tôi thắc mắc về địa vị đời đời của tôi. Trong giây phút đó, tôi nhận ra kẻ dối trá và kẻ trộm không đến để cướp đi những gì chúng ta không có. Đây là buổi sáng đầu tiên tôi được cứu, và cũng là lí do có những lời thì thầm của nghi ngờ.

Nhưng những lời này có phản ứng ngược trên tôi. Thay vì đánh giá thấp những gì xảy ra đêm trước đó, nó lại dùng để xác chứng lẽ thật.

Điều gì đó đã xảy ra! Tôi hầu như cười to. Sự hiện diện của kẻ thù được dùng để bày tỏ thực tại của Đức Chúa Trời tôi.

Tôi sẽ tiến bước mà không có cơ hội lùi lại. Tôi không hiểu hết những thay đổi trong đời sống tôi. Tôi dâng hết mọi sự cho Chúa. Tôi chịu báp tem bằng nước hai tuần sau đó.

Một tháng sau khi tôi quay lại kí túc xá tại Arizona vào học kì mùa thu, tôi cho các chị em tôi biết chuyện gì đã xảy ra trong đời sống tôi vào mùa hè. Khỏi phải nói, không ai vui về chuyện này và cũng không ai được thuyết phục.

Tiếng Gõ Cửa Nhà Tôi

Ngày nọ tôi đang đọc Kinh Thánh lớn tiếng trong phòng khi tôi nghe tiếng chân của một người đang gõ cửa phòng tôi. Tôi mở cửa thì một người chị em bảo tôi, “Hãy chấm dứt đọc Kinh Thánh to tiếng!” Cô ta dường như quát tháo.

Tôi biết lúc đó ma quỷ là có thật. Để tôn trọng những chị em cùng phòng, tôi trèo lên chỗ cầu thang chống cháy và đọc Kinh Thánh lớn tiếng.

Từ kinh nghiệm này, tôi công bố những lời hứa của Chúa cho kí túc xá, cho nhà tôi ở, và cho tương lai của tôi. Nhiều đêm tôi cảm thấy được dẫn dắt đi bộ đến hội trường và âm thầm cầu nguyện cho các chị em, gọi họ ra khỏi vương quốc tối tăm mà bước vào vương quốc sáng láng.

Chẳng bao lâu lại có tiếng gõ cửa. Các cô gái năm nhất muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho tôi. Họ đã nghe biết tôi trước đây như thế nào và đã thấy bây giờ tôi lại khác và họ muốn biết tôi đã nhận điều gì. Tôi cầm tờ chứng đạo tôi nhận từ tổ chức Campus Crusade và lặp lại toàn bộ những lời trong đó cho họ nghe.

Tôi nhớ lần đầu tiên tôi giảng cho các chị em này. Chuyện xảy bất ngờ. Vì một số lí do, tôi nghĩ môn học Nền Kinh Tế Thế Giới là một sự chọn lựa tốt. Vài năm đầu rất dễ học, nhưng những năm sau, các giáo sư bắt đầu gạn lọc dần.

Vài người trong chúng tôi theo học khóa này đã làm đơn xin nghỉ nửa kì. Chúng tôi trò chuyện ở buổi ăn sáng và tâm sự cùng các chị em. Một trong những người chị em bạn học của tôi đã chọn ngành mà tôi đeo đuổi như là một người mẹ tương lai của bốn đứa con trai: ngành giáo dục tiểu học. Cô ta nhìn hết thảy chúng tôi và nói điều gì đó với tôi, “Lisa, cô trông giống như là cô bị xe đụng vậy.”

Điều tôi nhớ lúc đó tôi thật sự rùng mình, và con người cũ của tôi nổi lên. Từ miệng tôi phát ra câu hỏi mà tôi đã suy nghĩ suốt vài năm qua: «Sao mình lại lẩm cẩm như thế sáng hôm đó?»

Phòng ăn sáng yên tĩnh . . . con người được tái sanh của tôi đã khựng lại. Trước khi tôi trở thành một cơ đốc nhân, tôi chửi thề liên tục, nhưng vì là một tân tín hữu, tôi cố gắng không chửi thề nữa. Các chị em không biết chuyện gì xảy ra cho tôi. Nhưng người chị em này thì biết. Cô ta đứng lên, chỉ tay về tôi, tuyên bố, “Tôi biết!” Tôi biết không có cách nào để cô trở thành cơ đốc nhân. Cô quá tệ!”

Tôi bắt đầu đứng lên, và bạn cùng phòng của tôi nắm lấy tay tôi và trấn an, “Tôi mới vừa nói tương tự.”

Tôi mỉm cười và đứng bật lên; mọi mắt bây giờ nhìn tôi. Lời tiếp theo của tôi là, “Tôi mắc nợ các chị em một lời xin lỗi. Tôi hoàn toàn đổi khác rồi.”

Sau này, nhiều người bạn của tôi nói lúc đó họ thật sự biết tôi là một cơ đốc nhân. Bạn thấy đó, họ đã không nghe tôi cầu nguyện khi tắm hay đọc Kinh Thánh lớn tiếng trên mái nhà. Họ không thấy tôi đi bộ xuống hội trường ban đêm cầu nguyện cho họ. Hôm đó, lần đầu tiên, họ thấy tôi hạ mình thật sự.

Có thể chính tư thế hạ mình là điều chúng ta cần nếu chúng ta muốn làm tấm gương cho sự biến đổi vững vàng? Tất cả chúng ta đều mắc phải lỗi lầm, nhưng chúng ta không cho phép bào chữa. Khi chúng ta biết cách làm tốt hơn, chúng ta sẽ làm tốt hơn. Khi chúng ta làm tệ hơn, chúng ta mắc nợ nó.

Charles Spurgeon nói:

Bạn không thể giảng về sự cáo trách tội lỗi trừ khi bạn đau khổ về nó. Bạn không thể giảng sự ăn năn trừ khi bạn thực hành ăn năn. Bạn không thể giảng đức tin trừ khi bạn thực hành đức tin. Sự giảng dạy đích thực là cái giếng nước; nó phun ra từ độ sâu của linh hồn. Nếu Đấng Christ có đào giếng trong chúng ta, thì không có gì chảy ra từ chúng ta.”

Tôi thích ý tưởng này. Sự giảng dạy đích thực là cái giếng nước - nó là suối nước sự sống. Sự thương xót sẽ tuôn ra liên tục từ mỗi chúng ta!

Lạy Cha thiên thượng,

Hãy nắm chặt tay con và dẫn con vào sự thay đổi triệt để. Con muốn mọi phần của cuộc đời con là một thông điệp hướng người khác đến với Ngài. Con muốn người ta biết đến bởi những gì Ngài ủng hộ thay vì bởi những gì con lên án. Con sẽ không còn bào chữa cho những lộn xộn của con. Hãy thuyết phục con về những lĩnh vực nào trái ngược với công việc của Ngài trong đời sống con.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 696 guests and no members online

Your Language