Thắp Sáng Hy Vọng

C16.02 Bình Tĩnh Trong Cơn Bão - Joyce Meyer

C.16.02 Bình Tĩnh Trong Cơn Bão - Joyce Meyer

Người Dạy: Joyce Meyer | Dịch giả: Ngô Minh Hòa | Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin | www.quangharvest.com

Rô-ma 8:24-25 nói ý này về hy vọng này: Trong niềm hy vọng đó chúng ta đã được cứu; nhưng hy vọng mà đã thấy rồi thì không còn là hy vọng nữa; vì điều gì người ta thấy thì còn hy vọng gì nữa? Nhưng nếu chúng ta không thấy điều chúng ta hy vọng thì chúng ta tha thiết trông chờ trong kiên trì.

Sự điềm tĩnh là gì? Có nghĩa là kiểm soát những cảm xúc. Khi ai đó cảm xúc bị bối rối, bạn nói với họ, “Hãy bình tĩnh.” Kinh Thánh dạy hy vọng sẽ cho phép chúng ta chờ đợi Chúa với thái độ kiên nhẫn và điềm tĩnh. Nói cách khác, đang khi chúng ta chờ đợi Chúa, chúng ta có thể giữ bình tình.

JoyceMeyerThapSang1280x720

Chúng ta sẽ không hoảng loạn và sợ hãi, và dù chúng ta bị cám dỗ theo hướng đó, chúng ta có thể đắc thắng bằng cách nhớ rằng Chúa yêu thương chúng ta và sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Đừng chỉ cố gắng không bực bội, mà hãy đối diện những suy nghĩ lo lắng đó bằng lời nhắc nhở về việc Chúa đã giải cứu bạn trong quá khứ và biết rằng Ngài sẽ lại giải cứu nữa. Chúng ta có thể bị ngã quỵ, nhưng không bao giờ nằm quỵ luôn.

Hy vọng mang lại một mức độ điềm tình và bình an. Hy vọng nói, “Tôi chưa thấy câu trả lời cho hoàn cảnh tôi bằng con mắt trần này, nhưng bởi đức tin tôi tin rằng Chúa đang làm việc.” Luôn nhớ rằng lo lắng là một sự lãng phí năng lực. Nó làm chúng ta kiệt quệ về tâm trí, tình cảm và thật vô ích. Lo lắng chẳng thay đổi điều gì ngoài chúng ta! Nó làm chúng ta bối rối khi đầu óc chúng ta lục lọi tìm kiếm câu trả lời cho các nan đề mà chỉ có Chúa mới có câu trả lời. Chúa không phải là tác giả của sự rối loạn, Ngài là Vua Bình An. Ngài muốn bạn sống trong hy vọng để ngay cả trong những ngày mà mọi thứ quanh bạn dường như mất kiểm soát, bạn có thể vững vàng tin rằng điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Hãy tin, suy gẫm, công bố điều này và khích lệ những người khác đang đối diện với những thử thách.

Hãy tưởng tượng các phụ huynh ngồi xem trận đá bóng của các con mình. Một phu huynh có bệnh lo lắng mãn tính, còn người kia thì không. Một phụ huynh hay lo thì nghĩ chắc có chuyện không may, còn phụ huynh kia thì tin không có chuyện gì cả.

Nào con họ đang học lớp hai - và nó đang chạy, đá bóng và chơi rất hay. Thình lình, nó quay lại, chạy bổ vào cầu thủ đối phương, té xuống và đầu gối bị trầy xước. Dĩ nhiên, cháu khóc là chuyện bình thường, và tất cả những đứa trẻ khác chờ đợi khi người ta băng bó cho cháu bé bị trầy đầu gối. Tất cả cha mẹ đều chăm chú nhìn vào sân để biết chắc là con mình không sao (đúng là không sao), nhưng cái nhìn đời của họ khiến họ có những phản ứng rất khác biệt.

Bậc phụ huynh sống có kiên nhẫn và điềm tĩnh quan sát kỹ khi huấn luyện viên vào sân kiểm tra cậu bé. Phụ huynh này cũng quan tâm đôi chút, như bao bậc cha mẹ khác, nhưng khi biết rõ trẻ chỉ cần băng bó thì người này giơ tay lên hào hứng và khích lệ cậu bé tiếp tục chơi. Vị phụ huynh lạc quan này không phải là không nhận thức về tình huống, nhưng người này không để cho mình bị lung lay và lo lắng chỉ vì có khả năng bị chấn thương. Người này có lòng mong đợi lành mạnh và vui vẻ về điều gì đó tốt đẹp hơn là mang nỗi sợ không lành mạnh và khổ sở cho rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra.

Còn vị phụ huynh hay lo lắng có một phản ứng hoàn toàn khác biệt. Vị này chạy xuống sân trong sự hoảng hốt. Trước khi huấn luyện viên, hay thậm chí trọng tài, kiểm tra xem cậu bé có ổn không, thì vị phụ huynh hay lo này đã ở đó, hốt hoảng kiểm tra đầu gối của đứa trẻ và thắc mắc không biết chi phí bệnh viện là bao nhiêu. Hãy nhớ là chỉ trầy xước sơ ở đầu gối, nhưng vị này không có sự điềm tĩnh. Vị này làm to chuyện, đem cậu bé ra khỏi sân, đưa lên xe hơi, nghĩ là đứa trẻ phải bó bột và đi nạng.

Có lẽ bạn chứng kiến những cảnh thế này diễn ra trong cuộc đời của những người quanh bạn (hay có lẽ trong chính đời sống bạn). Những người mà gục ngã ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của nan đề thì thường nói, “Tôi là một chuyên gia lo mà,” biện hộ cho phản ứng của họ là do tính họ hay lo. Nhưng lo lắng là vũ khí của kẻ thù nhằm cướp đi niềm vui của bạn và niềm vui của những người quanh bạn. Nó không phải là tính khí. Nó dựa trên nỗi sợ hãi và thất bại vì không thể tin cậy Chúa.

Bạn không cần phải sống mà cảm nhận điều tồi tệ. Bạn không cần phải hoảng loạn và mất kiểm soát cảm xúc mỗi khi bị trầy xước đầu gối. Bạn có thể sống với một sự đảm bảo đầy hy vọng rằng mọi sự sẽ ổn thỏa. Thật ra, mọi chuyện còn hơn là ổn thỏa thôi - nó sẽ trở thành vui thỏa nữa cơ! Chúa đang kiểm soát, và khi bạn tin cậy kế hoạch của Ngài cho đời sống bạn, thì hy vọng, bình an và điềm tĩnh sẽ là kết quả tự nhiên. Không điều nào trên đây có ý muốn nói rằng chúng ta không cần phải giải quyết những hoàn cảnh khó chịu, hay mọi thứ ở đời sẽ diễn ra như cách chúng ta muốn nó, mà nó có nghĩa là chúng ta có thể chọn tin điều tốt nhất hay tin điều tệ nhất - điều đó phụ thuộc ở chúng ta!

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 753 guests and no members online

Your Language