Chuyện Cảm Động

120. Vài Nét Về Hội Thánh Đầu Tiên

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin | Hy Vọng & Tình Yêu | www.quangharvest.com | Chăm Chỉ Đọc Sách | Vài Nét Về Hội Thánh Đầu Tiên Sau Thời Các Sứ Đồ

Bạn có để ý ra rằng Kinh Thánh không có mô tả hình ảnh của Chúa Giê-xu như thế nào?Tất cả những tranh ảnh về Chúa Giê-xu là do trí tưởng tượng của nhà họa sĩ. Cũng vậy, Kinh Thánh chỉ nói một ít về hội thánh ban đầu.

VaiNetVeHoiThanhDauTien italy 2472028 1280x873

"Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Ðức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh."

Nhưng hội thánh đầu tiên trải qua những biến cố gì sau thời các sứ đồ. May thay, một số sử gia Cơ Đốc đã ghi lại những biến cố xẩy ra cho hội thánh đầu tiên nhờ đó chúng ta có một cái nhìn cặn kẽ hơn về sinh hoạt, cách thông công, các nghi lễ trong hội thánh, cách thức thờ phượng, và những cuộc bắt bớ mà hội thánh đầu tiên phải đương đầu.

Cơ Đốc Giáo Nguyên Thủy Từ Do Thái Giáo

Cơ đốc giáo bắt đầu khởi phát từ Do Thái Giáo. Tất cả những cuộc giảng dạy về Lời Chúa đều xẩy ra trong những nhà hội. Vào những năm 66 A.D. trở đi, người tín đồ Cơ Đốc không theo phe với người Do Thái trong cuộc nổi loạn chống lại chế độ La Mã, và đến cuối thế kỷ thứ Nhất hầu như hội thánh đầu tiên không còn nhóm họp trong những nhà hội nữa.

Khi Hội Thánh Không Phải Là Tòa Nhà

Người tín đồ của hội thánh đầu tiên không có căn nhà gọi là nhà thờ để tụ họp. Họ tụ họp để thờ phượng và thông công ở tư gia.  Việc toà nhà cho sự nhóm lại của hội thánh đầu tiên được ghi nhận vào khoảng thập niên 200s.

Tranh Luận Nhưng Không Giáo Phái

Hội thánh đầu tiên không có nhiều giáo phái như hiện nay. Nhưng không có nghĩa là tất cả những tín đồ đều đồng ý hay đồng nhất về niềm tin hay cách hành xử. Họ cũng có sự bất hoà hay bất đồng ý kiến, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Họ cũng cần đi tìm chân lý chân thật hay cần sửa sai những quan niệm và hành sự sai lầm - những vấn đề cần được cứu xét cách nghiêm túc mặc dầu đưa đến cuộc tranh cãi.

Bị Chó Dữ Cắn, Bị Neo Trên Thập Tự

Người tín đồ của hội thánh đầu tiên dễ dàng là mục tiêu của những cuộc ngược đãi - nhiều khi bị hành hạ đến độ tàn nhẫn không thể diễn tả được. Thí dụ như Hoàng Đế Nero phao vu cho người Tín Đồ gây ra những cuộc hỏa hoạn ghê gớm tàn phá 10 trong số 14 nhà giam vào năm 64 A.D., những cuộc hỏa hoạn này thật ra do chính Nero ra lệnh đốt phá. Sử gia Tacitus, không phải là người tín đồ nói rằng Nero cho người tín đồ bị chó cắn, treo trên thập tự... ngay cả dùng xác của họ làm đuốc để soi sáng trong vườn hoa vào ban đêm."

Tuy nhiên người tín đồ không phải bị bắt bớ ở khắp mọi nơi hay liên tục. Những cuộc bắt bớ rải rác khắp nơi, rồi im bặt trong một thời gian, cường độ bạo hành tùy theo trường hợp và tùy theo vùng.

Làm Giấy Chứng Nhận!

Có hai cuộc bắt bớ dữ dội xảy ra trong đế quốc La Mã để tiêu diệt hội thánh. Cuộc bắt bớ đầu tiên xảy ra vào tháng 12 năm 249 A.D. dưới triều đại của Hoàng Đế Decius. Tất cả mọi người trong đế quốc đều phải làm thủ tục chứng nhận từ giới thẩm quyền là họ đã cúng tế dâng hiến cho những tà thần - một hành động mà một người tín đồ trung kiên đạo đức không thể làm được.

Biến cố thứ hai được gọi là "Cuộc Bắt Bớ Kinh Khiếp", bắt đầu vào tháng Hai năm 303 dưới triều đại của Hoàng Đế Diocletian. Người chỉ huy cuộc bắt bớ này là Galerius, có quyền thế sau vua Dioletian của đế quốc La Mã, và tiếp tục sau khi vua Diocletian qua đời.  Trong suốt tám năm ròng rã, thẩm quyền đế quốc ra sắc lệnh loại bỏ người tín đồ ra khỏi những chức vụ của chính quyền, các tài liệu sách vở có liên hệ đến Lời Chúa hay Cơ Đốc Giáo bị tịch thu, các toà nhà làm chỗ nhóm họp bị đóng cửa và phá hủy, người lãnh đạo hội thánh bị bắt và bị tra tấn, và việc dâng tế cho các tà thần bị bắt buộc. Trong khi đó những phương cách hành hạ người cơ đốc tàn nhẫn nhất được đem ra áp dụng - quăng vào hang thú dữ, đốt sống, đánh đập tra tấn công khai, treo sống,... Tuy nhiên việc bắt bớ này vẫn không dẹp tắt được niềm tin Cơ đốc của hội thánh đầu tiên, nhưng nó chọc thủng và lan tràn khắp đế quốc La Mã. Vào năm 311, Galerius, từng là bạo Chúa cho người Cơ Đốc, bây giờ đã già yếu và bệnh hoạn, ra một "sắc lệnh khoan dung". Trong đó có ghi rõ rằng "phận sự của người Cơ Đốc là phải cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời của họ để cho sự an lành của đế quốc".

Sự Chịu Phép Báp Têm

Nhà viết sử Cơ Đốc Hippolytus có chép lại vào năm 200 A.D. mô tả việc báp tem tại thành Rô Ma. Người chịu phép báp tem cởi quan áo ra, xuống nước ba lần sau khi công khai chối bỏ ma quỷ hay Satan, tuyên xưng niềm tin Cơ Đốc căn bản, và mặc quần áo lại. Sau đó họ cùng dự Tiệc Thánh với các tín hữu khác.

Việc báp têm trong hội thánh đầu tiên rất nghiêm túc. Trước hết người chuẩn bị cho việc chịu báp têm phải qua một giai đoạn bao quát để thử chứng gọi là giai đoạn "học đạo", nhiều khi kéo dài khoảng ba năm. Họ được hội thánh kiểm chứng để chứng tỏ họ thật sự hành đạo theo niềm tin Cơ đốc và có một đời sống mới là Cơ Đốc Nhân để sinh hoạt và thông công trong cộng đồng Cơ Đốc.

Nô Lệ Được Cải Hóa

Cơ Đốc Giáo thu nhận tín hữu vào cộng đồng của họ không phân biệt giai cấp thứ bậc trong xã hội hay xuất sứ, một điều đi ngược lại với đường lối giai cấp của chế độ La Mã. Một trường hợp điển hình là một người tên là Callistus, từng là một nô lệ, làm việc trong những hầm mỏ ở La Mã sau này trở thành một giám mục vào năm 217 ở La Mã.

Kêu Gọi Việc Dâng Hiến

Việc lợi dụng việc giảng dạy Lời Chúa để cầu lời không phải chỉ mới xẩy ra ở thế kỷ thứ Hai Mươi Mốt. Những tài liệu của hội thánh đầu tiên có ghi nhận việc chỉ dẫn trong hội thánh để đề phòng những kẻ ham lợi trong hội thánh, ngăn ngừa những kẻ giao du đây đó đến hội thánh để xin tiền. Nhà viết văn trào phúng của thế kỷ thứ Hai, Lucian, chế ngạo người Cơ Đốc quá dễ dãi cho những kẻ lang băm trong việc tiền bạc. Lucian ghi nhận về trường hợp tai tiếng của triết gia Peregrinus, lợi dụng lòng dễ tin của hội chúng để gom góp tiền bạc của tín hữu cho đến khi bị khám phá và trục xuất ra khỏi giáo hội.

3/4 Không Phải Là Người Da Trắng

Nhà nghiên cứu Cơ Đốc Giáo David Barrett tường trình rằng vào năm 300 A.D., hay qua chín thế hệ kể từ thời Chúa Giê-xu giảng đạo, thế giới có khoảng 10.4% Cơ Đốc Giáo trong đó có 66.4% không phải là người da trắng. Lời Chúa đã được phiên dịch ra hơn mười thứ tiếng. Có hơn 400,000 người, hay một trong 200 người tín đồ kể từ thời Chúa Giê-xu, là người tuẩn đạo vì danh Chúa.

Người Tín Hữu Đầu Tiên Như Thế Nào?

Người tín hữu đầu tiên trong ba thế kỷ đầu sau khi Chúa Giê-xu phục sinh đem lại sự thay đổi khác nhau về xã hội và văn hóa tôn giáo, chưa từng làm được một cách an bình trong lịch sử thế giới. Làm sao việc này có thể xảy ra? Những tín hữu này là người như thế nào mà làm được việc đó? Cách họ sống và tin có gì đặc biệt?

Một điều sai lầm là tiểu thuyết hóa hội thánh đầu tiên như là biểu tượng cho thời kỳ hoàn hảo để cho chúng ta bắt chước noi theo. Hội thánh luôn có những khó khăn và có những vấn đề căng thẳng nội bộ. Tuy nhiên, hội thánh đầu tiên nói chung tiêu biểu cho một cái gì khác biệt trong thế giới của thời đó. Nó thu hút người tín đồ tin kính trung kiên lẫn người bắt bớ hung bạo. Để có thể nhìn thấy người tín hữu đầu tiên như thế nào, chúng ta hãy đi thẳng đến cõi nguồn và chính mắt nghe thấy họ đã dũng cảm loan truyền niềm tin của chính họ.

Từ Biện Giải Đầu Tiên Của Justin Martyr

Trước hết, một triết gia Cơ Đốc, Justin Martyr, viết thư cho Hoàng Đế La Mã, Antonius Pius vào khoảng năm 150 A.D. để biện minh cho người Cơ Đốc. Đoạn văn trích dẫn sau đây cho chúng ta thấy rõ người tín đố đầu tiên hăm hở mời mọc việc kiểm tra gây gắt nhất đến trong đời sống của họ. Cùng lúc đó người viết đoản văn làm cho cái con người được gọi là có quyền thế nhất trong trần thế, thật ra ông cũng không phải nắm toàn quyền như ông tưởng.

"..Vì Ngài là người ngoan đạo và tri thức, người bảo toàn công lý và là người yêu sự học hỏi, xin hãy chú ý và lắng nghe lời khẩn cầu của tôi. Nếu Ngài thật là người đeo đuổi việc học hỏi, điều tôi thỉnh nguyện thật quá rõ ràng. Chúng tôi viết thư này cho Ngài không phải đế tâng bóc Ngài hay vuốt ve Ngài qua điều chúng tôi trình bày, nhưng van nài Ngài phán đoán sau khi đã điều tra chính xác và chân thật... Về phần chúng tôi, không có điều hung ác nào có thể đụng đến chúng tôi trừ khi chúng tôi có làm điều gì trái phép hay đã minh chứng rằng chúng tôi là người gian ác. Ngài có thể giết chúng tôi. Nhưng Ngài không thể làm hại chúng tôi.

Để tránh cho bất cứ một ai có thể nghĩ rằng đây là một tuyên ngôn vô lý hay táo bạo, chúng tôi đòi hỏi rằng những vu cáo nghịch lại người Cơ đốc phải được điều tra. Nếu những vụ này được chứng minh rõ ràng, chúng tôi phải bị trừng phạt công minh. Nhưng nếu không ai có thể bắt lỗi chúng tôi về bất cứ điều gì, lý do chánh đáng là Ngài không thể làm điều gì sai lầm cho kẻ bị phao vu vì những lời đồn đãi hung ác. Nếu Ngài làm điều đó, Ngài làm phương hại cho chính Ngài vì cai trị chánh quyền theo tình cảm thay vì quyết định thông sáng... Về phần chúng tôi, chúng tôi dùng những cơ hội có được để cứu xét đời sống và sự giảng dạy của chúng tôi... Về phần Ngài, khi Ngài cứu xét trường hợp của chúng tôi, Ngài phải là quan xét công minh, như chức vụ của Ngài đòi hỏi. Nếu Ngài biết chân lý, Ngài không hành động theo lẽ công chính, Ngài phải chịu trách nhiệm trước mặt Thượng Đế..."

Người Tín Đồ Ban Đầu Mô Tả Họ Như Thế Nào?

Thư Gởi Cho Diognetes, C. A.D. 130

Đây là một tài liệu hiếm có còn lưu lại từ thế kỷ thứ Hai. Chúng ta không biết ai là tác giả, nhưng cũng như Tân Ước, nó được viết bằng tiếng Hy Lạp. Tài liệu cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về cách người tín đồ của hội thánh đầu tiên sống trong cộng đồng của họ. Người tín đồ đầu tiên khác hẳn với những người khác không phải vì xuất xứ, hay ngôn ngữ, hay phong tục sống, những điều đó người tín đồ đều thể hiện làm theo. Họ cũng không sinh sống trong một thành phố riêng biệt, hay nói một ngôn ngữ khác biệt, hay sống một đời sống có vẻ lập dị.

Họ sống như người Hy Lạp hay trong những thành phố dã man, theo như sự phân chia giữa đồng bọn họ với nhau và sống theo những phong tục của người địa phương như cách ăn mặc quần áo, lương thực, cũng như những hình thức của đời sống khác, họ luôn luôn biểu trương một đời sống kỳ diệu và đánh mạnh vào sự để ý của người khác vì cách sống của họ.

Họ cư ngụ ở đất nước của họ, nhưng chỉ như là người tạm trú. Là công dân của quốc gia họ, họ làm bổn phận như những công dân khác, nhưng còn phải chịu đựng mọi khó khăn như người ngoại quốc. Mọi vùng đất xa lạ như là quê hương, và nơi sinh thành của họ như là đất của người lạ. Họ có gia đình như bất cứ người nào khác, sanh con đẻ cái; nhưng họ không có tàn sát dòng dõi của họ. Họ cùng ngồi chung một bàn, nhưng không ngủ chung một giường. Họ bằng xương bằng thịt, nhưng họ không sống theo sự đòi hỏi của xát thịt. Họ sống cuộc đời trên đất, nhưng họ thật sự là công dân thiên quốc. Họ tuân theo pháp luật, nhưng cùng lúc đó họ còn sống mẫu mực hơn luật pháp nữa. Họ yêu mọi người nhưng bị bắt bớ bởi nhiều người. Họ là người vô danh nhưng bị kết án; họ bị hành hạ tới chết nhưng được hoàn lại sống. Họ nghèo nhưng làm cho nhiều người trở nên giàu; họ thiếu thốn mọi thứ nhưng đầy đủ mọi sự; họ bị làm cho xấu hổ, nhưng trong sự ô nhục họ được vinh hiển. Họ bị bêu xấu, nhưng được kể là công nghĩa; họ bị mắng nhiếc nhưng được phước; họ bị lăng nhục, nhưng đáp lại với thanh danh; họ làm điều tốt nhưng bị kể là kẻ gian ác. Khi bị đánh đập, họ vui mừng như được kích thích cho đời sống; họ bị người Do Thái đánh đập như người lạ và họ bị người Hy Lạp bắt bớ; nhưng những người ghét họ không có lý do nào chánh đáng để ghét họ.

Để tóm tắt trong một lời ngắn gọn - linh hồn gắn liền với thân thể thế nào, Cơ Đốc Nhân cũng tương tự như vậy cho thế gian.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 6776 guests and no members online

Your Language