Khải-huyền

66KhaiHuyen1280x800

Sách Khải Huyền (Sự mặc khải của Giăng)
Tác Giả:                                  Giăng
Ðề Tài:                                    Sự làm trọn
Thời Gian Ghi Chép:             Khoảng 95 năm sau Công Nguyên

Khải huyền là sách cuối cùng của Kinh Thánh bày tỏ nhiều sự kiện lớn, mà qua đó lịch sử về sự làm trọn thi hành, bao gồm cả sự mặc khải về Chúa Giêxu Christ vào lúc sự trở lại lần thứ hai của Ngài. Chữ `Khải Huyền`mà đã được dùng làm đầu đề sách, chữ này đến từ chữ La-tinh `revelatio`, nó có nghĩa cũng giống như chữ Hy-lạp `apokalysis` (sự bày tỏ) về điều mà trước đây đã bị giấu kín hoặc chưa biết.
Trong sự biểu lộ của đề tài chính là Chúa Giêxu Christ ở trong sự vinh hiển được bày tỏ ra, ngược lại với hình ảnh ở trong bốn sách phúc âm, trong đó Ngài thể hiện trong sự khiêm nhượng. Trong Khải Huyền Ðấng Christ được xem là `Ðấng đã có và còn đến` (1:4). Ngài đứng trong sự liên kết với các Hội Thánh (1:9 - 3:22), với sự buồn khổ (4:1 - 19:21), đất nước 1000 năm (20:1-10) và tình trạng trong sự đời đời (20:11 - 22:21).

Ðấng Christ được tỏ ra trong sách này là: Ðấng cai trị trên các vua của thế giới (1:5), là chàng rể và là đầu của Hội Thánh (2:1 -3:22; 19:7-9), là sư tử từ chi phái Giuđa (5:5), là Chiên Con bị giết (5:6, 12, v.v.), là thầy tế lễ thượng phẩm (8:3-6) và là Vua cùng là quan xét (19:11 -20:15)
Sách thuật lại những gì mà sứ đồ Giăng đã thấy và nghe. Những dấu hiệu luôn được sử dụng. Những sự kiện của Cựu Ước và những lời tiên tri trong Cựu Ước được nêu tới phần nhiều. Vị trí của những sự xảy ra hay thay đổi từ dưới đất đến trên trời và trở lại dưới đất. Ủây là một sự thuật lại về tòa án thánh và trận chiến, là điều sẽ bao gồm cả trái đất.

Ba đoạn đặc biệt của Khải Huyền mà phải chú ý đến. Giăng đã được truyền lệnh ghi chép lại trong 1:19 về 1. Những sự trong qúa khứ `những sự ngươi đã thấy`, nghĩa là khải tượng ở đảo Bát-mô (1:1-20); 2. Những sự hiện tại `cái gì`, nghĩa là những Hội Thánh hiện thời (2:1 -3:22); và 3. Những sự tương lai `điều gì xảy ra sau đó`, nghĩa là sự kiện sau thời kỳ của Hội Thánh (4:1 - 22:5). Ðiều chú ý quan trọng là từ đoạn 4 của sách viết về những sự kiện tương lai.

Ðoạn lớn thứ ba của Khải Huyền (4:1 - 22:21) được biểu hiện qua những nhóm của 7 sự kiện: 7 nút ấn (4:1 - 8:1), 7 loa kèn (8:2 - 11:19), 7 cái bát (15:1 - 16:21), 7 sự phán xét (17:1 -20:15) và 7 điều mới (21:1 -22:21). Những đoạn quan trọng mà được viết xen vào cũng phụ thêm hay muốn giải thích rõ thì phải chú ý. Như những người sống sót Giuđa và những người thánh từ trong sự chịu đau khổ (7:1-17); Thiên sứ, sách nhỏ và cả hai người làm chứng (10:1 - 11:14); Chiên con, những người sót lại và sự công bố phúc âm đời đời (14:1-13); Sự nhóm lại của các vua thế gian cùng sự chuẩn bị của Ha-ma-ghê-đôn (16:13-16) và sau cùng là bốn tiếng Ha-lê-lu-gia ở trên trời. Những đoạn này không đưa sự kể lại tiên tri đi tiếp, mà những đoạn này nhìn trở lại và nhìn về phía trước, nó tổng quát qúa khứ và nhận lấy trước tương lai. Nên thứ tự của sự kể lại không luôn luôn theo số thứ tự. Sự liên kết chủ yếu được chắc chắn bởi những sự kiện, là những điều được mô tả qua những dấu hiệu như cái ấn, loa kèn và những cái bát.

Mục đích chính của quyển sách nằm ở chỗ là đưa ra kiến thức cho sự mặc khải Ðấng Christ. Sự chú ý đặc biệt là thời gian chịu nạn được đưa ra (đoạn 4-19), là thời gian có thể trùng hợp với 70 tuần lễ của Ðaniên (Ðaniên 9:24-27). Sự chịu nạn lớn, một phần nửa của `tuần lễ`đó được rất chú ý đến. Ðiểm cao của sách là bắt đầu với sự mặc khải của Chúa Giêxu Christ trong đoạn 19.
Người giải nghĩa của sách Khải Huyền nên phải giữ chú ý về 2 chỗ trong Kinh Thánh: I Phiêrơ 1:12; II Phiêrơ 1:20-21. Nhiều điều trong đó là những điều bây giờ còn mờ tối thì sẽ được rõ ràng cho những người được viết khi thời gian đến gần.

Sách này được chia ra như sau:

    Mở đầu 1:1-3

    I. Sứ điệp của Ðấng được tôn cao gửi đến bảy Hội Thánh 1:4-3:22

    II. Sự mở quyển sách với bảy dấu ấn 4-6; 8:1

    III. Sự xen vào: Giuđa và các dân tộc, là những người được cứu trong khi chịu khổ 7

    IV. Sự phán xét của bảy cái loa 8:2-9:21; 11:15-19

    V. Sự xen vào: 10:1-11:14

    VI. Những cá nhân đặc biệt 12

    VII. Sự nổi lên và sự cai trị của con thú và những tiên tri giả 13

    VIII. Sự xen vào: đoạn 14

    IX. Bảy bát thạnh nộ 15-16

    X. Sự phán xét về Babylôn 17-18

    XI. Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và tiếp là đất nước một ngàn năm 19:1-20:6

    XII. Sự phán xét cuối cùng và thành thánh 20:7-22:5

    XIII. Sứ điệp cuối cùng của Kinh Thánh 22:6-19

    Kết thúc 22:20-21

Lời giới thiệu KT dịch từ tiếng Đức bản Kinh Thánh SCOFIELD (1972) - Hanh Le
Kinh Thánh Tiếng Việt 1925
©1998 Liên Hiệp Thánh Kinh Hội. Bản quyền được bảo lưu.
Bản thâu âm Kinh Thánh Tiếng Việt 1925 ©Nguyễn Thỉ, 2002.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 4470 guests and no members online

Your Language