Huấn Luyện Người Lãnh Đạo Hội Thánh

007. A2Chương 4 Kiên Nhẫn Chịu Đựng

Chương 4 - A2.4 Kiên Nhẫn Chịu Đựng

A1 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ HUẤN LUYỆNDẫn nhập
Một người truyền đạo trẻ đã hỏi người bạn tôi, anh Bob Mumford, rằng: “Điều gì là chứng cớ đầu tiên chứng tỏ ông được Đầy dẫy Đức Thánh Linh và được kêu gọi vào chức vụ?”. ... Sau một chốc suy nghĩ ông trả lời: “NAN ĐỀ” Ông đã dựa trên nền tảng Kinh Thánh. Giăng Báptít nói về Chúa Jesus rằng: “Chính Ngài sẽ làm phép báptem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh Và bằng lửa... và sẽ đốt trấu trong lửa chẳng hề tắt” (Luca 3:16,17). “Phép báptem bằng lửa” chắc chắn sẽ đem đến những nan đề những sự khó khăn và những thử thách. Chắc chắn ông đã nghiên cứu đường lối của PhaoLô trong trận chiến thuộc linh: ”...Hầu cho anh em có thể cự địch lại và đứng vững...” (Êphêsô 6:13,14). Đứng vững trong khi mọi người khác đều sa ngã, đòi hỏi sự kiên nhẫn chịu đựng. Có lẽ đây là đặc tính quan trọng hàng đầu của một người lãnh đạo. Khi chúng ta đọc “câu chuyện của những anh hùng đức tin” trong Hêbêrơ chương 11, chúng ta gặp phải những lẽ thật này: Tất cả những người người được sự ngợi khen cao trọng nhất đều là những người chịu đựng những sự khó khăn, những sự bắt bớ bởi họ đã sử dụng đức tin để chịu đựng một cách kiên nhẫn. Bản ký thuật về những anh hùng này thật đáng kinh sợ. “Có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có những kẻ khác bị nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ, bị giết bằng lưỡi gươm, lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp ngược đãi. Thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi trong hang, trong những hầm dưới đất.” (Hêbơrơ 11:35-38). Thế gian không xứng đáng cho những thánh đồ như vậy. Bạn có muốn trở nên những người giống như họ không? Chương này sẽ giúp bạn trở nên những “anh hùng đức tin” nếu bạn sẵn lòng trả giá.

A. AI THỬ NGHIỆM CHÚNG TA

Ai đem những thử thách đến cuộc sống của Cơ Đốc Nhân? Đức Chúa Trời hay ma quỉ? Thông thường chúng ta thường đổ tội cho ma quỉ là kẻ đem đến những đau đớn mà chúng ta phải chịu. Đôi khi ma quỉ bị dính líu trong những sự thử thách của chúng ta. Tuy nhiên, Vua Đavít lại có cái nhìn khác hơn, ông xem những sự thử thách mà những người lãnh đạo phải chịu đựng là sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho chức vụ của họ. “Đức Giê-hô-va thử người công bình” (Thi Thiên 11:5). Chúng ta có thể cảm tạ Đức Chúa Trời rằng hầu như trong tất cả những sự thử thách và nan đề đến với chúng ta, chúng ta không nhìn nó trong mối tương quan với ma quỉ, nhưng nhìn nó trong mối tương quan với Đức Chúa Trời hoặc với những quá phạm của chúng ta.

1. Đức Chúa Trời cho phép Gióp gặp khổ nạn

Chúng ta có thể rút ra một bài học quan trọng trong sự khổ nạn của Gióp. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời cho phép Satan thử nghiệm Gióp (Gióp 1:1-22). Nhưng hãy lưu ý: Gióp không hề xem đó là công việc của ma quỉ. Ông nói: “Tay của Đức Chúa Trời đã đánh tôi” (Gióp 10:21). “Dẫu Chúa giết ta ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15). Mặc dù Satan tấn công Gióp, nhưng Đức Chúa Trời là đấng liên quan đến ông chứ không phải Satan. Ông không thừa nhận Satan trong những thử thách của mình. Thật được khích lệ khi biết rằng Đức Chúa Trời ở về phía chúng ta. khi chúng ta đặt mình trong tay Ngài thì cho dù hoàn cảnh nào, Ngài luôn ở với chúng ta. “Nhưng trong sự cám dỗ (thử thách), Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (I Côrinhtô 10:13). Đức Chúa Trời luôn luôn khiến “mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Ngài, tức là kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (Rôma 8:28).

2. Những sự thử nghiệm và những sự bắt bớ

Thánh Phierơ dạy rằng: “Hởi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường” (I Phierơ 4:12). PhaoLô viết cho một nguời lãnh đạo Hội Thánh còn rất trẻ rằng: “Hết thảy mọi người muốn sống cách nhơn đức cho Đức Chúa Jesus Christ, thì sẽ bị bắt bớ” (II Timôthê  3:12). Chúa Jesus phán: “Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước Thiên đàng là của những kẻ ấy” (Mathiơ 5:10). Tôi nhớ tôi đã xúc động biết bao vào năm mười sáu tuổi khi tôi dâng cuộc đời mình vào công việc Chúa. Tôi đã nghĩ rằng Chúa và tôi sẽ bắt đầu chinh phục thế giới qua sự nóng cháy của tôi. Nhưng chỉ vài tháng sau tôi nhận ra rằng mình đang ở trong tình trạng “nắm đuôi cọp”. Thật đáng sợ khi phải cố gắng kiềm giữ nó. Nhưng nếu thả nó ra thì tai họa thật khủng khiếp. Đức Chúa Trời đã giam tôi vào chương trình chuẩn bị cho chức vụ của tôi, nên đã dẫn tôi vào những NAN ĐỀ. Tôi đã cảm thấy như PhaoLô ”...Kẻ tù của Đức Chúa Jesus Christ (Êphêsô 3:1).

3. Đức Chúa Trời và chim phụng hoàng

Khi tôi đang chịu những thử thách, bất an, Chúa đã ban sự khích lệ cho tôi qua những lời hứa này: ”...nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va... sẽ cất cánh bay cao như chim ưng (chim phượng hoàng )” (Êsai 40:31). “Như phượng hoàng phất phới giỡn ổ mình, bay chung quanh con nhỏ mình, sè cánh ra xớt nó, và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, thì một mình Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt người thể ấy...” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:11,12). Hai câu Kinh Thánh trên đã giúp đỡ, an ủi tôi trong những nan đề và sự thất vọng mà tôi đã chịu. Để cảm nhận được tất cả sự an ủi kỳ diệu của những câu Kinh Thánh này, một người phải biết những đặc điểm của chim phụng hoàng và phương pháp tập luyện cho các con của nó bay. Chim phụng hoàng xây dựng tổ của nó trên những mỏm đá cao chót vót. Nó đan những nhánh gai được rút từ những bụi tầm xuân và những bụi gai thành một chiếc tổ chắc chắn cho những quả trứng của mình. Nó lót trong tổ bằng những cọng cỏ mềm mại và những cọng lông được nhổ ra từ ngực của nó. đây là chỗ trú ẩn hấp dẫn đối với những con phượng hoàng con.

a. Một chiếc tổ an toàn, dễ chịu

Những con chim non được ở trong một chiếc tổ hết sức dễ chịu, con chim mẹ đút mồi và bảo vệ cho chúng cũng như sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng. Đây là cách mà Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta như những “con đỏ trong Đấng Christ”. Chúng ta đón nhận ân điển tình yêu và sự tha thứ của một người cha đầy lòng thưong xót. Chúng nếm biết được sự ngọt ngào nơi “sữa thiêng liêng của đạo” và được ẩn núp trong một nơi an toàn.

b. Sự dễ chịu bị hủy phá

Tuy nhiên, sẽ đến lúc những con chim non phải có những kinh nghiệm trưởng thành, đó là khi chim mẹ “phất phới giởn ổ mình, bay chung quanh con nhỏ mình” (trong tiếng Anh: khuấy động ổ mình và quạt cánh trên những con nhỏ mình). Điều này có nghĩa là nó phá đi lớp lông lót tổ mềm mại, quạt mạnh cánh để thổi tất cả những vật dễ chịu này đi. những con chim non phải chịu gai nhọn của những nhánh gai tầm xuân. Có lẽ chúng đã cố gắng nhưng không thể tìm ra được một chỗ nào dễ chịu nữa. Chiếc tổ bây giờ trở nên chật chội và khó chịu. Chúng thi nhau kêu vang động cả một bầu không gian. Những thử thách bắt đầu xảy đến cho những con chim non mà từ trước đến nay nó chưa hề biết đến sự đau đớn. Mặc dù những con chim non không hiểu được tất cả những gì xảy ra với chúng, nhưng con chim mẹ có một mục đích. Con chim mẹ làm cho chiếc tổ trở nên khó chịu đối với con chim non để chúng tự ý rời bỏ tổ mà bắt đầu tập bay. Đời sống thuộc linh cũng như đời sống thuộc thể đều chịu chung một nguyên tắc: “Không có thử nghiệm - không có thành công”. Chúng ta cũng giống như những con chim non đó. Mặc dầu Kinh Thánh bảo rằng chúng ta là những kẻ hành hương trên đất này, nhưng chúng ta vẫn cứ yêu thích những sự dễ dàng, những phù phiếm của nó. Chúng ta thích ghé vào những ốc đảo nhỏ nhoi để vui thích những ngày tháng còn lại. Chúng ta sung sướng ở trong nơi mình quen ở. Chúng ta không chịu đi tiếp vào đồng vắng để đến quê hương đã hứa cho mình. Khi nghe Lời của Đức Chúa Trời, đôi khi chúng ta nhận ra rằng lời Ngài thật ngọt ngào, bởi vì chúng ta đầy đủ và tiện nghi. Nhưng khi Đức Chúa Trời phán với chúng ta, chúng ta lại quá lo lắng đến những tiện nghi đó và không thể nghe tiếng Ngài. Nhưng khi Đức Chúa Trời quyết định giờ phút chúng ta phải lớn lên, mọi việc thay đổi nhanh chóng. Trong phút chốc những khó khăn đau đớn khốn nạn đến với chúng ta. Chúng ta bắt đầu “quở trách ma quỉ”, than van, khóc lóc nhưng chẳng có ích lợi gì cả. Và khi những đau đớn, khổ nạn hoàn thành công việc của nó - khiến chúng ta tự nguyện trông cậy Đức Chúa Trời và lắng nghe tiếng Ngài, Đức Chúa Trời sẽ dạy chúng ta”...cất cánh bay cao như chim ưng”.

c. Những bài học bay

Chim ưng mẹ (chim phượng hoàng) “Sè cánh ra xớt nó, và cõng nó trên chéo cánh mình”. Vào lúc bắt đầu cuộc tập luyện, những con chim non sung sướng rời khỏi chiếc tổ gai gốc, bám những chiếc vuốt non nớt của mình vào lưng chim mẹ. Chúng sắp sửa bắt đầu buổi tập bay đầu tiên. Trong khi những con chim non bám chặt trên lưng, chim mẹ bay vút ra ngoài thung lũng. Đây là lần đầu tiên những con chim non được di chuyển trên không trung. Chim mẹ cứ bay cao, bay cao cho đến khi đạt đến độ cao vài ngàn feet (khoảng 1000 mét) “Thật là tuyệt” những chú chim non nghĩ. “Đã đến lúc phải bay, những chú nhóc!” Không một lời cảnh giác, chim mẹ nghiêng cánh đột ngột và những chú chim non bị hất ra khỏi lưng chim mẹ. Hoảng hốt, chúng vùng vẫy những đôi cánh non nớt, cố gắng giữ thăng bằng cách tuyệt vọng. Chúng rơi thẳng xuống vực sâu bên dưới. Ngay khi mọi hy vọng tiêu tan, những chú chim non cảm nhận được tấm lưng vững chắc của chim mẹ bên dưới vuốt mình như thể chim mẹ đã sà xuống ngăn cản chim non khỏi rơi xuống nữa. Chúng lại bám chặt vào cánh chim mẹ cách an toàn hơn. Chim mẹ lại tiếp tục bay lên cao, lặp lại toàn bộ giai đoạn vừa xảy ra. Cứ mỗi lần rơi xuống, những chú chim non lại học thêm một chút cho đến khi chúng có thể bay lượng và ”...cất cánh bay cao như chim ưng”. Đối với nhũng chú chim non, thú vị làm sao khi bay được bằng chính đôi cánh của mình. Giống như những chú chim non, chúng ta đáp ứng lại lời kêu gọi của Đức Chúa Trời và bước vào chức vụ “cất cánh bay cao như chim ưng”. Chúng ta nghĩ rằng đây là một ý kiến tuyệt vời. Nhưng trước khi chúng ta có thể “bay cao”, Đức Chúa Trời đã thương xót che khuất khỏi chúng ta những khó khăn khổ nạn mà chúng ta phải chịu trong sự chuẩn bị và huấn luyện của Ngài. Chúng ta không hiểu mình sẽ phải trả những gía nào. Đức Chúa Trời cho phép những nghịch cảnh xảy ra trong nghề nghiệp và công việc của chúng ta trên đất này cho đến khi những đau đớn đẩy chúng ta đến chỗ đầu phục Chúa và bước vào trường Kinh Thánh. Đến khi chúng ta tốt nghiệp, chúng ta vui mừng với nhũng thành công và những phước hạnh. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, “vực thẳm” bắt đầu mở ra. Những nan đề liên tục xảy ra giữa các anh chị em. Mọi việc bắt đầu xấu đi. Những người bạn thân thiết bắt đầu xa lánh chúng ta vì họ “không muốn làm bạn với những người luôn luôn bị thua thiệt”. Điều gì đang xảy ra? chúng ta đang tập bay. Những nghịch cảnh và nan đề này làm chúng ta tăng trưởng trong đức tin và nhờ cậy vào Đức Thánh Linh nhiều hơn. Chúng ta đang học bay vượt qua những nghịch cảnh. Chúng ta đang học điều mà theo PhaoLô: ”...Có thể cự địch lại và đứng vững”. Khi mọi sự sụp đổ chung quanh chúng ta, chúng ta đang học đứng trên vầng đá của chúng ta, Đức Chúa Jesus Christ.

B.TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI THỬ NGHIỆM CHÚNG TA?

1.Sự gian truân đem lại sự rộng rãi “Khi tôi bị gian truân Ngài để tôi nơi rộng rãi” (Thi Thiên 4:1). Thi thiên này được Đavít sáng tác sau khi ông trải qua những thất bại đau đớn nhất trong cuộc đời: phạm tội giết người, phạm tội ngoại tình với Bátsêba (II Samuên 11). Chúa đã giáng hình phạt nặng nề trên Đavít do tội lỗi của ông. Một trong những hình phạt này là ông phải chịu khổ dưới tay con trai mình là Ápsalôm, kẻ tiếm vị ngai vàng và đày ải ông. Chạy trốn để cứu mạng và và chịu đựng những nhục nhã chua cay đã đem sự rộng rãi đến cho Đavít. Mặc dù những nan đề của Đavít là do chính ông gây ra, thì Đức Chúa Trời lại dùng thời gian sửa phạt Đavít để tôi luyện ông thành người xứng đáng hơn cho công việc sau này. Nếu chúng ta thừa nhận những thất bại của mình và ăn năn (xưng nhận và từ bỏ), Đức Chúa Trời sẽ dùng những hình phạt, những khó khăn của chúng ta để biến chúng ta thành những người lãnh đạo tốt hơn.
2. Những thử thách khiến chúng ta khiêm nhường Đức Chúa Trời muốn biết chúng ta hầu việc Ngài vì chúng ta yêu Ngài hay bởi những phước hạnh mà Ngài ban cho chúng ta. Đức Chúa Jesus đã biết có một số người chỉ vì “bánh và cá” (đó là những gì họ có thể nhận từ nơi Ngài không phải vì họ yêu Ngài). Môise đã mô tả hành động của Đức Chúa Trời khi Ngài đem dân Ysơraên ra khỏi Ai cập: “Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi qua đồng vắng gớm ghiếc này, đầy những rắn lửa, bò cạp, đất khô khan, chẳng có nước. Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho các ngươi. Lại trong đồng vắng, Ngài ban cho các ngươi ăn mana mà tổ phụ các ngươi chưa hề biết, để hạ các ngươi xuống và thử các ngươi, hầu về sau làm ơn cho các ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:17). Tại sao Đức Chúa Trời cho phép nhũng thử thách nặng nề như vậy xảy ra? “Hầu về sau làm ơn cho các ngươi”. Khi Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho một Mục sư hoặc một Hội Thánh, trước nhất Ngài để họ nếm biết những hoàn cảnh chán nản, khó khăn và tuyệt vọng. Ngài làm điều đó để ”...các ngươi chớ nói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà ta đoạt được những sản nghiệp này” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:17). Khi Đức Chúa Trời để chúng ta nơi rộng rãi, chúng ta thường kiêu ngạo nghĩ rằng đó là do sự khôn ngoan của chính chúng ta mà chúng ta được hưởng những phước hạnh này. Đức Chúa Trời cho phép thời kỳ khó khăn đến với chúng ta trước khi Ngài chúc phước và đặt chúng ta nơi rộng rãi chỉ bởi lòng thương xót của Ngài muốn cứu chúng ta khỏi sự kiêu ngạo. Điều này xảy ra trong cuộc đời của Gióp. Ma quỉ nói với Đức Chúa Trời: “Gióp đã hầu việc Ngài chỉ bởi Ngài đã ban phước trên các công việc của tay người, bây giờ hãy cất những điều đó đi và Gióp sẽ phỉ báng Ngài”. Đức Chúa Trời đã trả lời cho sự thách thức của Satan bằng cách cho phép nó lấy đi mọi vật Gióp có. Khi Satan đã giết hết thảy bầy chiên, bầy bò, con cái và phá hủy mọi tài sản của Gióp, Ông đã làm gì? Ông “sấp mình xuống mà thờ lạy” (Gióp 1:20). Gióp chứng tỏ lời tố cáo của Satan là sai lầm và tình yêu của ông đối với Đức Chúa Trời là trong sạch. Ông vẫn tiếp tục thờ lạy Đức Chúa Trời khi tất cả mọi tài sản, con cái của ông bị cất đi. Gióp nói rằng: “dẫu Chúa giết ta ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15). Cuối cùng Đức Chúa Trời đã ban cho Gióp nhiều gấp đôi (Gióp 42:10). Gióp đã nhận gấp đôi những gì ông có bởi vì ông đã chứng tỏ mình là người bạn trung thành với Đức Chúa Trời trong những giờ phút thử thách nặng nề. “Hỡi anh em, hãy lấy các đấng tiên tri đã nhơn danh Chúa mà nói, làm mẫu mực về sự chịu khổ và nhịn nhục cho mình... anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp và thấy cái kết cuộc (tốt lành) mà Chúa đã ban cho người, vì Chúa đầy lòng thương xót và nhơn từ” (Giacơ 5:10,11).
3. Sự chịu khổ gia tăng quyền năng của Đức Chúa Trời trong chúng ta Nếu bạn cầu xin quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn, bạn phải hiểu rõ điều kiện để có điều đó. Đavít nói: “Ngài đã làm sức lực tôi ra yếu đuối giữa đường” (Thi Thiên 102:23). Khi chúng ta cầu nguyện xin quyền năng của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ trả lời rằng: “con có thật lòng muốn không? Nếu con sẵn sàng trở thành yếu đuối, chịu những thử thách, khổ nạn, thì ta sẽ ban cho con quyền năng của ta”. a. Kinh nghiệm của PhaoLô ”...nhưng về chính mình, tôi...chỉ khoe về sự yếu đuối của tôi mà thôi. Vậy nên e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể (được cất lên các từng trời) của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho như một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Satan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. “Đã ba lần tôi cầu nguyện cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh (quyền năng) của Ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. ”...Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nha túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối là lúc tôi mạnh mẽ” (II Côrinhtô 12:5, 7-10).

PhaoLô đã dạy chúng ta những bài học quan trọng trong sự thử thách của đời sống người lãnh đạo

Đó là: (1) Canh chừng sự kiêu ngạo Những kinh nghiệm thuộc linh quí giá trong những giờ phút cầu nguyện có thể khiến chúng ta lên mình kiêu ngạo.
(2) Nương cậy nơi Đức Chúa Trời Đối với Đức Chúa Trời, thái độ của chúng ta quan trọng hơn hoàn cảnh của chúng ta. Nếu sự kiêu ngạo của chúng ta cần phải được trừ đi, Đức Chúa Trời sẽ sai Satan làm “cái giằm” xóc vào chúng ta để chúng ta phụ thuộc vào Ngài.
(3) Vui mừng trong hoạn nạn Quyền năng của Đức Chúa Trời chỉ có thể được bày tỏ qua sự khiêm nhường và yếu đuối của chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể vui mừng trong sự hoạn nạn, khó khăn, bắt bớ, bởi vì chúng ta biết rằng điều đó sẽ đem lại quyền năng của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài được bày tỏ qua chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu tìm kiếm quyền năng, sự vinh hiển và cuộc sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời không trả lời theo cách mà chúng ta mong đợi. Chúng ta cầu xin sự nhịn nhục, Ngài sai hoạn nạn đến. Tại sao vậy? Bởi vì “Sự hoạn nạn sinh sự nhịn nhục” (Rôma 5:3). Ngài đang trả lời chúng ta nhưng không theo cách chúng ta nghĩ. Chúng ta phải nhận 129 / 687 ra rằng những sự khó khăn có thể là ”...Đức Chúa Trời cảm động lòng chúng ta vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Philíp 2:13).
(Phần 2) Mehr anzeigen
 
Chương 4b KIÊN NHẪN CHỊU ĐỰNG
4. Sự hoạn nạn phân biệt người được chọn lựa từ những người được kêu gọi “Ta đã thử ngươi trong lò hoạn nạn” (Êsai 43:10).

Trong câu Kinh Thánh này, từ ngữ “thử” được dùng theo nghĩa “cho điểm” như trong bài kiểm tra trong trường học.... Khi chúng ta làm bài ở trường, chúng ta được thầy giáo “cho điểm” tùy theo bài làm của chúng ta. Nếu chúng ta nhận được điểm đậu, chúng ta sẽ được vào lớp kế tiếp, là lớp khó hơn và đầy thách thức hơn. Vậy thì Đức Chúa Trời quyết định theo cách nào để chấm điểm đậu cho tôi? Ngài thử công việc tôi trong lò hoạn nạn. Sự đáp ứng của tôi với những thử thách và mất mát được chấm điểm. Đức Chúa Trời quan sát tôi phản ứng trước những hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Nếu tôi đáp ứng cách thích hợp, Ngài nói rằng: “Được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành trung tín của ta. Bây giờ con đã đậu vào lớp kế tiếp, và mức độ khó hơn”. Tôi không có ý nói rằng khi chúng ta hầu việc chúa, chúng ta sẽ gặp khó khăn liên tục và làm việc không nghỉ ngơi, cũng như không có phần thưởng. Nhưng qua ân điển của Đức Chúa Trời, phước hạnh sẽ tuôn đổ vào đời sống của những ai hầu việc Ngài. Nhưng khi chúng ta học tập và lớn lên, Chúa sẽ gởi đến những công tác khó hơn và tiếp tục thử nghiệm, chấm điểm và chọn lựa. ”Nhiều kẻ được gọi mà ít người được chọn” (Mathiơ 22:14). Tại sao lại ít người được chọn? Bởi vì chúng ta được chấm điểm trong lò hoạn nạn, và có một số ít trong chúng ta đậu kỳ thi vào chức vụ lãnh đạo. Có một câu Kinh Thánh đầy quyền năng trong sách Khải huyền liên quan đến những người Chúa Jesus cho phép đi chiến đấu với Ngài. “Chúng chiến tranh cùng Chúa của các Chúa, vua của các vua, và những kẻ được kêu gọi, những kẻ được chọn và những kẻ trung tín đều ở với chiên con...” (Khải Huyền 17:14). Đây là sự đòi hỏi quan trọng. Trước hết bạn phải được kêu gọi, rồi được chọn và phải chứng tỏ rằng bạn trung tín. Những sự đau đớn thử thách và khổ nạn đánh dấu con đường của những người này. Họ đã chứng tỏ mình xứng đáng được lựa chọn và đã trung tín trước mặt Chúa, ngay cả trung tín đồng nghĩa với việc chịu chết vì Chúa.

5. Sự chịu khổ dẫn đến sự vâng lời “Dầu Ngài là con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu” (Hêbơrơ 5:8).

“Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì Ngài cho roi cho vọt... nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình chứ không phải là con thật” (Hêbơrơ 12:6, 8). “Vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt, thì đã dứt khỏi tội lỗi, và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời." “Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, như kẻ trộm cướp, như kẻ hung ác như kẻ thày lay việc người khác." ”Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng tạo hóa thành tín” (I Phierơ 4:1,2,15,19). Tôi thường mong ước có một con đường đạt đến sự trọn lành mà không có sự đau đớn, một phương cách học tập nhưng không chịu khổ và sửa phạt - nhưng không bao giờ có. Chúng ta thích hưởng thụ một chức vụ có kết quả mà không có sự chịu khổ. Nếu Đức Chúa Trời đã dùng những sự khổ nạn để làm cho Chúa Jesus nên trọn vẹn, thì Ngài sẽ càng dùng nhiều hơn để huấn luyện chúng ta nên trọn vẹn trong Ngài. Chúng ta hãy vui mừng tiếp nhận kỷ luật của Chúa, vì bởi điều này mà chúng ta biết mình là con thật của Ngài, không phải là con ngoại tình. (Lưu ý: PhaoLô áp dụng điều này theo nghĩa thuộc linh. Dưới luật pháp, con ngoại tình không được làm thầy tế lễ và vua (Phục Truyền Luật Lệ Ký 23:2). Trong Tân ước, luật ân điển cho phép những đứa con ngoại tình được đối xử như những đứa con trong hôn nhân).

6. Sự thử thách đem lại sự nhịn nhục và trưởng thành

“Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục, nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào” (Giacơ 1:2-4). Nhiều người lãnh đạo dường như trở thành “chuyên gia đào tẩu” khi sự vâng theo ý muốn Đức Chúa Trời đòi hỏi sự chịu khổ và thử thách. GiaCơ dạy chúng ta rằng thay vì trốn tránh những sự thử thách chúng ta nên vui mừng đón nhận chúng. Lưu ý: ”...sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn không thiếu thốn chút nào”. Có nghĩa là chúng ta không thể hối thúc tiến trình này xảy ra mau chóng. Những sự thử thách trăm bề không đem đến những kết quả tức thì. Khi một thử thách nặng nề xảy ra, chúng ta không chỉ phải đón nhận nó, nhưng còn phải chịu đựng và nhịn nhục nó nữa.

a. Cái kén và con bướm

Có một người kia phát hiện một chiếc kén từ trên rơi xuống. Con bướm bắt đầu ló ra, vì vậy ông ngừng làm việc để quan sát. Nó vùng vẫy khoảng 45 phút. Trong suốt thời gian đó, chỉ có chiếc đầu và một phần cánh thoát ra khỏi cái kén. Nghĩ rằng mình có thể giúp đỡ con bướm trong khi nó cố gắng chui ra nhanh hơn, ông lấy con dao nhỏ cắt chiếc kén và giải phóng cho con ấu trùng. Nhưng thật ngạc nhiên ông nhận thấy rằng chỉ phần đã tự ra khỏi chiếc kén mới phát triển. Còn phần do ông giúp tách ra không thể phát triển tiếp tục được. Thay vì giúp đỡ con ấu trùng nhanh chóng trở thành con bướm, ông đã phá hỏng tiến trình đó. Con bướm với một nửa thân thể phát triển sẽ chết. Chúng ta những người lãnh đạo Hội Thánh cũng phạm sai lầm tương tự. Chúng ta cảm thấy thông cảm và cố gắng giúp đỡ anh em mình đương chiến đấu với khó khăn, và nhận thấy rằng, cứ một thời gian ngắn họ lại rơi vào tình trạng đó. Chúng ta hãy để họ chịu khổ một thời gian, để họ học được bài học mà Chúa muốn dạy họ, điều đó sẽ có ích cho họ và cho Hội Thánh hơn.

b. Ba nguyên nhân của sự thử thách

Bất cứ một cố gắng không đúng lúc hoặc không đúng cách nào cũng sẽ mang lại sự thất bại cho công việc của Đức Chúa Trời. Khi người khác đến cùng chúng ta trong khi họ đang chịu thử thách, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban sự khôn ngoan để chúng ta phân biệt thử thách này là: 1) Sự xử lý của Đức Chúa Trời 2) Nan đề do chính người đó gây ra, hoặc 3) Sự tấn công của Satan (không nằm trong ý muốn của Đức Chúa Trời)
c. Đáp ứng lại những thử thách 1) Nếu là sự xử lý của Đức Chúa Trời: Hãy thuận phục. Nếu sự thuận phục này là sự xử lý của Đức Chúa Trời, hãy giúp họ ”thuận phục Đức Chúa Trời” (Giacơ 4:7) và nhờ vào ân điển của Ngài để chịu đựng sự thử thách đó cách đắc thắng.
2) Nếu là nan đề tự gây ra: Hãy học tập. Nếu đây là nan đề do chính họ gây ra, hãy giúp đỡ họ học tập từ các nan đề đó.
3) Nếu là sự tấn công của Satan hãy chống trả Nếu đây là sự tấn công của Satan nằm ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời, hãy chống trả nó. “Nó sẽ lánh xa anh em” (Gia cơ 4:7).

7. Những nan đề kiểm tra đức tin của chúng ta đối với lời của Đức Chúa Trời

“Các lời của Đức Chúa Trời đã thét luyện...” (Châm Ngôn 30:5). ”Các lời Đức Giê-hô-va là lời trong sạch, như bạc đã thét trong nồi dót bằng gốm, luyện đến bảy lần” (Thi Thiên 12:6). Hãy so sánh những câu Kinh Thánh này với Thi Thiên 105:19 ”Cho đến ngày điều người (Giôsép) đã nói được ứng nghiệm: Lời của Đức Giê-hô-va rèn thử người”. Giôsép đã ở tù tại Ai cập từ mười đến mười hai năm bởi vì ông từ chối phạm tội tà dâm với vợ của Phôtipha. Bà đã cáo gian ông muốn cưỡng hiếp bà. Vì cớ đó, Giôsép đã phải chịu khổ nhiều năm vì sự công bình. Đức Chúa Trời đã hứa sẽ lập ông làm một vị quan. Bạn nghĩ mười năm hoặc mười hai năm trong tù sẽ có tác động như thế nào đối với một người lãnh đạo đã được một lời hứa như vậy? Có lẽ điều này sẽ làm tôi mất đức tin. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã để Giôsép chịu hoàn cảnh đó. Tại sao? Để lời của Chúa đối với ông sẽ là “như bạc đã thét trong nồi dót...luyện đến bảy lần” (Thi Thiên 12:6). Mỗi con người vĩ đại của Đức Chúa Trời đều đã chịu những thử thách nặng nề như họ đã vâng theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời. Sự vâng theo những gì Đức Chúa Trời phán bảo đòi hỏi phải hy sinh rất nhiều.

a. Nôê Nôê được Chúa phán bảo ông xây dựng một chiếc tàu

Vì vậy ông bị mọi người chế diễu. Chỉ có gia đình ông và một số súc vật được cứu.

b. Ápram Ông được hứa rằng: ”...ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc

Thiên hạ sẽ chẳng còn gọi ngươi là Ápram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Ápraham (có nghĩa là: CHA CỦA NHIỀU DÂN TỘC)” (Sáng Thế Ký 17:4,5). Bạn có thể tưởng tượng những người hàng xóm sẽ cười Ápraham như thế nào không? ”Cha của nhiều dân tộc ơi, ông có mấy đứa con?”. Họ chế nhạo ông. Có lẽ Ápraham cúi đầu xuống và im lặng, ông không có con. Tôi nghe rằng ông sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc, bây giờ ông đã chín mươi chín tuổi, lúc nào thì chuyện đó xảy ra?” Họ mắng nhiếc ông. Ông không trả lời. Ông đang chịu sự mắng nhiếc sẽ xảy ra cho tất cả những ai có ”Lời của Đức Chúa Trời”. Nhưng hãy tin tôi! Mọi lời của Đức Chúa Trời đều đã được (Thét luyện).

c. Môise Môise biết ông sẽ giải phóng dân tộc mình ra khỏi cảnh nô lệ Aicập.

Nhưng khi ông thực hiện, ngay cả những người anh em Ysơraên của ông cũng quay lại chống nghịch ông và ông phải trốn vào đồng vắng bốn mươi năm. Theo bạn Môi se đã suy nghĩ gì trong những năm đó? Tôi nghĩ rằng những ý tưởng như thế này sẽ không khỏi hành hạ ông. ”Đức Chúa Trời ôi, trong khi cố gắng vâng lời Ngài, tôi đã phải từ bỏ ngai vàng Aicập. Ít nhất tôi cũng sẽ là thủ tướng của Aicập. Tôi đã nghe theo tiếng gọi của Ngài - và bây giờ tôi là kẻ lang thang ngoài vòng pháp luật trong đồng vắng, trông coi những con chiên của ông gia tôi. Đức Chúa Trời ôi, Ngài đang làm gì tôi vậy?"
Bạn có thể tưởng tượng được điều gì sẽ tác động lên một người đang giữ một khải tượng trong bốn mươi năm mà khải tượng đó không được ứng nghiệm? Chúng ta biết rằng lòng tự tin của ông bị gãy đổ, ông nói cà lăm và ngọng ngịu. Vì Vậy Arôn anh ông phải nói thế cho ông. Điều này có thể do sự xung đột nội tâm gay gắt trong ông và sự sợ hãi. Nếu chúng ta có thời gian, chúng ta có thể quan sát Đavid, Nêhêmi, Giêrêmi, Giăng Báptít, Phaolô và nhiều người khác nữa. Họ đều được ban cho “lời của Đức Giê-hô-va”. Và rồi đức tin của họ được thử nghiệm bằng những sự thiệt hại, những sự hiểu lầm và những thử thách gay gắt. Bạn thân mến, không có con đường nào khác cho những người lãnh đạo. “Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, chúng ta cũng sẽ đồng trị với Ngài” (II Timôthê 2:12). Phaolô nói: “Vì Tin lành đó mà ta chịu khổ, rất đỗi bị trói như người phạm tội; nhưng đạo của Đức Chúa Trời không hề bị trói đâu. Vậy nên ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự, hầu cho họ cũng được sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jesus Christ, với sự vinh hiển đời đời. “Lời nầy chắc chắn lắm, ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì sẽ cùng sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta; vì nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (II Timôthê 2:9-13).
C. DUY TRÌ MỘT THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN. Duy trì một thái độ tích cực giữa hoạn nạn là chìa khóa của một đời sống Cơ Đốc đắc thắng. “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn” (II Côrinhtô 2:14).

1. Nhận biết cánh tay của Đức Chúa Trời trong mọi sự thử thách

Phaolô không viết những lời này như một mớ giáo thuyết suông. Ông đã kinh nghiệm và từng trải những điều ông viết. Bạn nhớ rằng PhaoLô đã đuổi quỉ cho một đứa đầy tớ gái tại PhiLíp. Điều này dẫn đến kết quả là: “đoàn dân cũng nổi lên nghịch cùng hai người, và khi các thượng quan khiến xé áo hai người ra rồi, bèn truyền đánh đòn. Sau khi người ta đánh nhiều đòn rồi, thì bỏ vào ngục, dặn người đề lao phải canh giờ cho nghiêm nhặt. Được lịnh đó, đề lao bỏ hai người vào ngục tối và tra chơn vào cùm. “Lối nửa đêm, PhaoLô và SiLa đang cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và các tù phạm đều nghe” (Công Vụ Các Sứ Đồ 16:22-25). Đức Chúa Trời, bởi sự thành tín của Ngài, đã bao phủ PhaoLô và Sila bằng ”...bài hát giải cứu mà vây phủ họ” (Thi Thiên 32:7). Điều gì đã xảy ra khi họ ca hát những “bài hát giải cứu”? Đức Chúa Trời đã khiến một cơn động đất nổi lên và giải thoát không chỉ cho PhaoLô, SiLa mà còn cho các tù phạm khác nữa. Người đề lao đã tin Chúa và mời PhaoLô và SiLa về nhà ông như những khách quý. Kết quả là tại PhiLíp đã thành lập một Hội Thánh vững mạnh.
Ân điển được ban cho PhaoLô và SiLa để họ cầu nguyện và ca ngợi trong một hoàn cảnh như vậy là một phép lạ. Đức Chúa Trời cũng sẽ ban cho bạn và tôi ân điển đó nếu chúng ta bước đi trong Thánh Linh và không oán trách Đức Chúa Trời hay những người khác khi sự thử thách xảy ra. Hãy nhận biết cánh tay của Đức Chúa Trời trong sự thử thách mà bạn phải chịu.

2. Chớ lằm bằm cùng Đức Chúa Trời

Sự đáp ứng của bạn với những hoàn cảnh xảy ra cho bạn sẽ quyết định bạn trở thành người tốt hơn hay xấu hơn. Đức Chúa Trời muốn bạn nhận ra rằng: “không phải là tôi sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong tôi” (Galati 2:20). Nếu bạn duy trì một sự “đáp ứng của Đấng Christ” trong hoạn nạn và thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa con biết đây là việc của tay Chúa, con cảm tạ Ngài vì sự hướng dẫn dạy dỗ của Ngài” và Đức Chúa Trời sẽ ban cho Bạn ân điển đặc biệt để bạn chiến thắng. PhaoLô đã kể lại năm tội của dân Ysơraên đã làm họ thất bại trong đồng vắng. Đây là tội thứ năm: “Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt” (I Côrinhtô 10:10).

3. Hãy xem nan đề như công cụ của bạn

Khi đề cập đến những khổ nạn mà mình chịu cho Đấng Christ, PhaoLô viết: “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên” (II Côrinhtô 10:10). (?) PhaoLô đã xem những sự đau đớn là “công cụ của ông”, đó là những đầy tớ của ông, làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, đem lại “những phước hạnh phong phú nhất của Đức Chúa Trời cho chúng ta đời đời vô cùng” (diễn ý). Hỡi bạn là những người mệt mỏi, đang chịu thử thách và đau đớn, bạn có nhận thấy rằng: “Những sự đau đớn chỉ là tạm thời, nhưng những sự vui mừng là đời đời không cùng vậy” (II Côrinhtô 4:18; diễn ý). Đức Chúa Trời rất yêu bạn Ngài sẽ dành cho bạn những phần thưởng quý giá trên thiên đàng nếu bạn chịu đựng cho đến cuối cùng.
Một giáo sĩ, khi ở một mình trên đảo Maui, đã viết: Ngài là Chúa biển xanh, Là Chúa của đất, gió là mệnh lệnh của Ngài. Ngài làm nên những cơn mưa, cũng giáng xuống những cơn mưa đá, Ngài kiểm soát những trận bão. Một số người khóc lóc, than van, vì sự gầm gừ của bão tố, Làm họ khôn cùng trên hành trình gian nan giữa biển. Đừng chống lại những cơn gió hung hăng, Nhưng hãy xem nó như những người bạn, Và bạn sẽ nếm biết nhiều phước hạnh. Hãy giữ vững những cánh buồm, Đừng sợ những cơn bão tố, Bạn sẽ đến bến bình an. Sự tốt đẹp chúng ta nhận lãnh, sẽ phải đổ một ít mồ hôi, Khi những công cụ của ta, những cơn bão nổi lên. Hỡi những thủy thủ mệt mỏi, hãy giương buồm lên, Chủ của các bạn đang chờ, Đón bạn vào Thiên đàng vinh hiển. Hãy giữ mắt bạn nhìn về phía trước, Đừng nên lo âu, sợ hãi, Đó là sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời. Vâng đó là những cơn bão táp của cuộc đời có thể bị chế ngự bởi một thái độ đúng đắn. Như những cơn gió đối với cánh buồm, những cơn bão thử thách giúp đỡ chúng ta trưởng thành trong chức vụ lãnh đạo trên đất này và cho nơi ở đời đời của chúng ta, là Thiên đàng.

D. TÓM TẮT

Chúng ta đã học những nguyên tắc quan trọng này:

1. Sự trưởng thành và sự huấn luyện Những sự thử thách và sự khổ nạn có thể là cánh tay thương xót của Đức Chúa Trời uốn nắn, huấn luyện và làm cho chúng ta trưởng thành.
2. Đức Chúa Trời hành động qua chúng ta Đức Chúa Trời làm việc cách có quyền năng nhất qua chúng ta khi chúng ta được chứng bằng những lần thử nghiệm và khổ nạn.
3. Đậu rớt qua sự thử nghiệm Trong ngọn lửa của sự đau đớn, một số người sẽ rớt và một số người sẽ đậu cuộc thử nghiệm và được khen thưởng. Tất cả những người này sẽ là những người được chọn để nghe những lời này: “Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều”.

 

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 6773 guests and no members online

Your Language